Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục từ 20/11/2024 được quy định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
>> Yêu cầu chung về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng từ ngày 16/12/2024
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 06/11/2024
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2021/NĐ-CP, hoạt động giáo dục bao gồm:
- Hoạt động tuyển sinh,.
- Tổ chức hoạt động giáo dục.
- Quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, trường mầm non được phép hoạt động giao dục khi đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và đồ chơi của trường mầm non phải đáp ứng tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lưu ý: Đối với khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, diện tích khu đất có thể thay thế bằng diện tích sàn xây dựng, nhưng không được thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ em.
(ii) Chương trình giáo dục, tài liệu, học liệu đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(iii) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động bảo đảm về số lượng, đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(iv) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục. Cụ thể như sau:
- Đối với trường mầm non tư thục: Cần đầu tư ít nhất 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm chi phí sử dụng đất), tính theo quy mô cao nhất dự kiến. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với từng giai đoạn.
Nếu trường thuê hoặc sử dụng cơ sở vật chất có sẵn, mức đầu tư tối thiểu phải đạt 70% mức quy định trên.
- Đối với trường mầm non công lập và dân lập có nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý hoặc cộng đồng địa phương chịu trách nhiệm đảm bảo để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non.
(v) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Tờ trình đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non tư thục |
Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục từ 20/11/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, các trường hợp đình chỉ trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm:
(i) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục.
(ii) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền.
(iii) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục.
(iv) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động giáo dục.
(v) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm trình tự, thủ tục đình chỉ trường mầm non hoạt động giáo dục từ 20/11/2024 tại bài viết: 05 trường hợp đình chỉ trường mầm non hoạt động giáo dục từ 20/11/2024
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, các trường hợp giải thể trường mầm non bao gồm:
(i) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường.
(ii) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.
(iii) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
(iv) Không bảo đảm chất lượng giáo dục.
(v) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
>> Xem thêm bài viết: Khi nào trường mầm non bị giải thể? Hồ sơ giải thể trường mầm non từ 20/11/2024