Những nội dung về bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng, hệ thống báo cháy, chữa cháy của doanh nghiệp, hộ kinh doanh được quy định cụ thể như sau:
Theo Mục 2 của Phụ lục VI - Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP, phương tiện chữa cháy thông dụng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh bao gồm:
- Vòi, ống hút chữa cháy.
- Lăng chữa cháy.
- Đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ.
- Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy.
- Thang chữa cháy.
- Bình chữa cháy các loại: bột, bọt, khí, gốc nước.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 17/2021/TT-BCA, người đứng đầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
Cụ thể, căn cứ theo Phụ lục II - Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng ban hành kèm theo Thông tư 17/2021/TT-BCA, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng như sau:
Áp dụng theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 (ISO 11602-2:2000) Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng.
(i) Bảo quản trong kho: Vòi chữa cháy, ống hút chữa cháy phải để trên giá nơi khô ráo, không tiếp xúc với tường kho, không xếp thành đống và để các vật nặng lên mà chỉ được để đứng từng cuộn một tránh ánh nắng trực tiếp, không để gần hóa chất ăn mòn, axit, xăng, dầu; định kỳ hàng quý phải đảo vòi, thay đổi nếp gấp.
(ii) Bảo quản, sắp xếp trên xe: Vòi để trên xe chữa cháy theo cuộn phải để đúng khoang chứa phương tiện quy định, ống hút chữa cháy để đúng vị trí.
(iii) Bảo quản, bảo dưỡng trước, trong và sau khi phục vụ huấn luyện, thực tập phương án hoặc đi làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
- Vòi chữa cháy, ống hút không để gấp khúc hoặc có vật nặng đè chặn, không kéo lê vòi và ống hút dưới đất, không rải vòi lên các vật sắc nhọn, vật đang cháy, nơi có hóa chất ăn mòn, axit, xăng, dầu.
- Giặt sạch, phơi khô vòi chữa cháy trước khi cuộn vòi chữa cháy đưa vào kho hoặc xếp lên khoang chứa phương tiện của xe chữa cháy; không xếp trên xe các cuộn vòi còn ẩm ướt.
- Không di chuyển xe khi vòi chữa cháy, ống hút đang lắp vào họng phun hoặc họng hút của xe; không tăng, giảm ga đột ngột khi bơm chữa cháy đang hoạt động; không tăng áp suất vượt quá áp suất làm việc vòi chữa cháy.
Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng, hệ thống báo cháy, chữa cháy (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
(i) Bảo quản trong kho: Lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy phải để trên kệ khô ráo; thang chữa cháy để dựa ở vị trí sạch sẽ, khô ráo, dễ lấy; không để các vật nặng đè lên phương tiện hoặc không được chồng quá cao các phương tiện lên nhau, không để gần xăng, dầu, axit hoặc hóa chất ăn mòn.
(ii) Bảo quản, sắp xếp trên xe: Lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy phải để đúng khoang chứa phương tiện quy định; thang chữa cháy để đúng vị trí.
(iii) Bảo quản, bảo dưỡng trước, trong và sau khi phục vụ huấn luyện, thực tập phương án hoặc đi làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Vệ sinh sạch sẽ lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, thang chữa cháy trước khi đưa vào kho hoặc xếp lên khoang chứa phương tiện quy định.
(i) Bảo quản, bảo dưỡng trong kho: Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy phải để nơi khô ráo, không để gần xăng, dầu, axit hoặc hóa chất ăn mòn. Định kỳ 01 năm 01 lần kiểm tra các van khóa họng lấy nước nếu phát hiện bị kẹt khó mở phải tra dầu mỡ.
(ii) Bảo quản, bảo dưỡng, trụ nước, cột lấy nước chữa cháy đã được lắp đặt: Định kỳ 06 tháng 01 lần kiểm tra các van khóa họng lấy nước nếu phát hiện bị kẹt khó mở phải tra dầu mỡ; Kiểm tra nắp đậy họng tiếp nước của trụ nước và cột nước phải được tháo ra lắp lại dễ dàng, nếu mất thì phải thay; kiểm tra zoăng cao su ở họng tiếp nước của trụ nước và cột lấy nước chữa cháy, nếu lão hóa thì phải thay; lớp sơn bảo vệ bên ngoài trụ nước, cột lấy nước chữa cháy bị bong tróc phải được sơn mới.
Căn cứ Mục 4 và Mục 5 Phụ lục VI - Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP, hệ thống báo cháy, chữa cháy bao gồm:
- Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy: tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn.
- Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy (bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt): máy bơm chữa cháy, máy bơm bù áp; tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy (họng chờ), đầu phun chất chữa cháy các loại; chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại.
Cụ thể, căn cứ theo Phụ lục VII - Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy; đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố; chất chữa cháy; vật liệu chống cháy, ngăn cháy ban hành kèm theo Thông tư 17/2021/TT-BCA, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy; đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố; chất chữa cháy các loại; chất hoặc vật liệu chống cháy; vật liệu ngăn cháy, cửa ngăn cháy, kính ngăn cháy, vách ngăn cháy; màn, rèm ngăn cháy như sau:
(i) Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
(ii) Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
(iii) Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.
Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001 (được thay thế bởi TCVN 5738 : 2021) và TCVN 3890:2009 (được thay thế bởi TCVN 3890:2023).
(i) Các thiết bị sau đây khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan: thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt (tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, van góc, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy, đầu phun chất chữa cháy các loại; chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại).
(ii) Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
(iii) Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành(TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003 (được thay thế bởi TCVN 7336:2021), TCVN 7161:2009 (được thay thế bởi TCVN 7161-1: 2022) và các tiêu chuẩn khác có liên quan).
(i) Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
(ii) Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
(iii) Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố phải tuân theo quy định tại TCVN 3890:2009 (được thay thế bởi TCVN 3890:2023) và hướng dẫn của nhà sản xuất.
Việc kiểm tra, bảo quản chất chữa cháy các loại (hóa chất chữa cháy gốc nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, chất tạo bọt chữa cháy) phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Việc kiểm tra, bảo quản chất hoặc vật liệu chống cháy; vật liệu ngăn cháy, cửa ngăn cháy, kính ngăn cháy, vách ngăn cháy; màn, rèm ngăn cháy phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan.
(i) Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC06 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(ii) Phương án chữa cháy cơ sở quy định tai Mẫu số PC17 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(iii) Văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC26 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(iv) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở quy định tai Mẫu số PC19 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(v) Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC25 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(vi) Danh mục phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC37 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(vii) Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC07 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(viii) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC27 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(ix) Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC29 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.