Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có trách nhiệm báo cáo về tình hình công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy định kỳ theo quy định sau đây:
>> Xây dựng và thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy [cập nhật ngày 03/6/2024]
>> Lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy [cập nhật ngày 03/6/2024]
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 17/2021/TT-BCA, phương tiện phòng cháy, chữa cháy là các loại phương tiện được quy định tại Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP). Theo đó, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có trách nhiệm thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA, cụ thể như sau:
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA, định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau:
- Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị).
- Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
- Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
=>> Tham khảo: Mẫu báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Trường hợp phương tiện phòng cháy, chữa cháy được trang bị hư hỏng, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền theo hướng dẫn tại Mục 2 bên dưới.
Báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA, trình tự, cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy được quy định như sau:
(i) Người đứng đầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh trực tiếp quản lý cơ sở thuộc Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
(ii) Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện), Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
(iii) Doanh nghiệp, hộ kinh doanh trực tiếp quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh theo phân cấp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
(iv) Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ báo cáo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
(v) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp huyện báo cáo Công an cấp tỉnh trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
(vi) Công an cấp tỉnh báo cáo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
(i) Phương án chữa cháy cơ sở quy định tai Mẫu số PC17 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(ii) Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC31 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(iii) Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC32 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(iv) Danh sách cá nhân có văn bằng, chứng chỉ bảo đảm điều kiện cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC36 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(v) Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC04 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(vi) Văn bản đề nghị phục hồi hoạt động quy định tại Mẫu số PC15 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(vii) Đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Mẫu số PC33 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(viii) Đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Mẫu số PC11 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(ix) Danh mục phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Mẫu số PC37 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(x) Đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện quy định tại Mẫu số PC23 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(xi) Đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ quy định tại Mẫu số PC21 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(xii) Đề nghị cấp lại chứng nhận huấn luyện quy định tại Mẫu số PC24 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(xiii) Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC25 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.