Việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy là một nội dung bắt buộc trong doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cụ thể được thực hiện như sau:
>> Xây dựng và thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy [cập nhật ngày 03/6/2024]
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy trong doanh nghiệp, hộ kinh doanh bao gồm:
(i) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy tại cơ sở:
- Đối với cơ sở: người chỉ huy chữa cháy là người đứng đầu cơ sở, trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy.
- Đối với phương tiện giao thông cơ giới đang lưu thông: người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp không có người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện thì người điều khiển phương tiện là người chỉ hủy chữa cháy.
- Người đứng đầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh trở lên có mặt tại đám cháy là người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy.
(ii) Thành viên đội đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
(iii) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
(iv) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
(v) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
(vi) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy (Ảnh minh họa – Nguồn Internet).
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng.
- Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.
- Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.
- Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.
- Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
- Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Căn cứ khoản 4 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy thuộc về:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
- Cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện. Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm.
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được chia làm 3 trường hợp tương ứng với các mục đích khác nhau:
Trường hợp 1: Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu
Trường hợp 2: Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng.
Trường hợp 3: Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
Đối tượng tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiêp vụ phòng cháy và chữa cháy |
Trường hợp 1 |
Trường hợp 2 |
Trường hợp 3 |
- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy. - Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. - Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ. - Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ. - Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP. |
Từ 16 giờ đến 24 giờ |
Tối thiểu là 16 giờ |
Tối thiểu 08 giờ |
Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành |
Từ 32 giờ đến 48 giờ |
32 giờ |
Tối thiểu 16 giờ |
Căn cứ khoản 5 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP), hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận huận luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy bao gồm:
(i) Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh là cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện:
- Đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ quy định tại Mẫu số PC21 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
- Kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện.
(ii) Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện:
- Đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ quy định tại Mẫu số PC22 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP
(iii) Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:
- Đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện quy định tại Mẫu số PC23 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 13 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm c khoản 12 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP), thẩm quyền huấn luyện, kiểm tra, đánh giá cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy được quy định như sau:
- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huấn luyện, kiểm tra, đánh giá cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đối với cá nhân thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ sở thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
- Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện huấn luyện, kiểm tra, đánh giá cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đối với cá nhân thuộc đơn vị, cơ sở trên địa bàn quản lý và cá nhân thường trú trên địa bàn quản lý.
- Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước.
Căn cứ khoản 8 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được bổ sung, bãi bỏ bởi khoản 3, khoản 5 Điều 4; điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 50/2024/NĐ-CP), doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Mục 5.2 theo một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền.
- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước). Hồ sơ điện tử thực hiện theo quy định của Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Căn cứ khoản 12 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP), thời gian giải quyết được quy định như sau:
(i) Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đề nghị Cơ quan Công an cấp Chứng nhận huấn luyện: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy quy định tại Mẫu số PC35 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP cho các cá nhân có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
(ii) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân đề nghị cơ quan Công an tổ chức huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện:
- Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy quy định tại Mẫu số PC35 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP cho các cá nhân có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
- Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện ít hơn 20 người: cơ quan Công an có trách nhiệm tập hợp, thông báo thời gian, địa điểm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả.
(iii) Thời hạn cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp lại Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
(i) Đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ quy định tại Mẫu số PC21 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(ii) Đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ quy định tại Mẫu số PC22 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(iii) Đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện quy định tại Mẫu số PC23 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(iv) Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy quy định tại Mẫu số PC35 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(v) Danh sách cá nhân có văn bằng, chứng chỉ bảo đảm điều kiện cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC36 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(vi) Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC32 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(vii) Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC31 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(viii) Văn bản đề nghị cấp/cấp đổi/cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy quy định tai Mẫu số PC30 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(ix) Đề nghị cấp lại chứng nhận huấn luyện quy định tại Mẫu số PC24 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.