Dưới đây là đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp nước ngoài, quy định thời hạn và các trường hợp điều chỉnh của giấy phép.
>> Chính sách hỗ trợ chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao của Quỹ hỗ trợ đầu tư
>> Mẫu báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đơn đề nghị Điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là Mẫu MĐ-3 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT.
Mẫu điều chỉnh giấy phép thành lập văn phòng đại diện |
Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp nước ngoài
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, quy định thời hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
(i) Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
(ii) Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.
(iii) Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh được gia hạn như quy định tại khoản (i).
Căn cứ Điều 15 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, trong những trường hợp sau:
Các trường hợp điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
Thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong những trường hợp sau:
1. Thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài.
2. Thay đổi nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài có liên quan trực tiếp đến nội dung hoạt động của Chi nhánh tại Việt Nam.
3. Thay đổi người đứng đầu của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
4. Thay đổi tên gọi của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
5. Thay đổi nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
6. Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc trong khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý.
7. Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của Chi nhánh.
Như vậy, nếu thuộc 1 trong 7 trường hợp trên thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
|