Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Trong đó có quyền yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông bất thường của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu một tỷ lệ theo quy định của pháp luật.
>> Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp hiện nay
>> Các vấn đề pháp lý liên quan đến nợ xấu ngân hàng và giải pháp xử lý nợ xấu
Nguồn: Internet
Theo Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cuộc họp đại hội đồng cổ đông như sau:
1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, ĐHĐCĐ có thể họp bất thường.
Các trường hợp triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường được quy định tại khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Căn cứ Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020, các đối tượng có quyền triệu tập cuộc họp đại cổ đông bất thường bao gồm:
Hội đồng quản trị:
Khi xét thấy cần thiết vì lợi ích công ty hoặc số lượng thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì Hội đồng quản trị có thể triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường.
Tuy nhiên, theo khoản 12 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 thì quyết định của Hội đồng quản trị chỉ được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát có thể yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất cứ lúc nào.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông:
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau:
Như vậy, khi đáp ứng điều kiện trên thì Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
Lưu ý: Trong trường hợp Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần ba
Căn cứ pháp lý: