Tôi nhận được hợp đồng từ công ty đối tác. Tôi có thắc mắc hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng có gì giống nhau và khác nhau? – Thế Thiện (Phú Yên).
>> 229 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện năm 2023 (Phần 3)
>> 229 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện năm 2023 (Phần 2)
Theo quy định tại Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do luật quy định.
2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Tại Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thì:
Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng có những điểm giống nhau như sau:
- Do một bên thực hiện;
- Đều có hậu quả là kết thúc việc thực hiện hợp đồng;
- Không phải bồi thường khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;
- Phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
File word Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa năm 2023 và hướng dẫn cách sử dụng |
So sánh hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng - (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
* Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng:
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
- Trường hợp khác do luật quy định.
* Thời điểm hủy bỏ: Hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
* Hậu quả pháp lý:
- Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
- Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
* Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng:
- Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Thuộc vào trường hợp chấm dứt mà các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.
- Các trường hợp khác do luật định.
* Thời điểm chấm dứt: Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo về việc chấm dứt.
* Hậu quả pháp lý:
- Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
- Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.