Có phải sắp tới các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan sẽ được cắt giảm, đơn giản hóa hay không? Cụ thể về vấn đề này là như thế nào? – Cẩm Tú (Bình Định).
>> Sẽ đơn giản hóa ngành nghề kinh doanh lĩnh vực tài chính ngân hàng
>> File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy & các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ 15/5/2024
Ngày 14/5/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 412/QĐ-TTg, phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính giai đoạn 2024 – 2025. Theo đó, các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan sẽ được cắt giảm, đơn giản hóa. Cụ thể như sau:
Căn cứ điểm a khoản 1 Mục V Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2024, nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan là đơn giản hóa điều kiện thực hiện thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên theo hướng giảm yêu cầu về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu trong năm đối với chủ thể là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lý do: Hiện nay, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% số doanh nghiệp cả nước. Việc giảm yêu cầu về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu trong năm nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng.
Căn cứ điểm b khoản 1 Mục V Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2024, Thủ tướng Chính phủ kiến nghị trong lộ trình từ năm 2024-2025, sửa đổi khoản 4 Điều 10 và Điều 11 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Sẽ đơn giản hóa ngành nghề kinh doanh lĩnh vực hải quan (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ điểm a khoản 2 Mục V Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2024, nội dung cắt giảm, đơn giản hóa chế độ báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp ưu tiên với cơ quan Hải quan là thực hiện chế độ báo cáo bằng phương thức điện tử.
Lý do: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Căn cứ điểm b khoản 2 Mục V Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2024, Thủ tướng Chính phủ kiến nghị trong lộ trình từ năm 2024-2025, thực hiện sửa đổi Điều 12 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Căn cứ điểm a khoản 3 Mục V Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2024, nội dung cắt giảm, đơn giản hóa chế độ báo cáo tài chính của doanh nghiệp ưu tiên với cơ quan Hải quan là thực hiện chế độ báo cáo bằng phương thức điện tử.
Lý do: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Căn cứ điểm b khoản 3 Mục V Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2024, Thủ tướng Chính phủ kiến nghị trong lộ trình từ năm 2024-2025, thực hiện sửa đổi Điều 12 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Điều 12. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên - Nghị định 08/2015/NĐ-CP 1. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ ưu tiên: a) Theo dõi, thu thập, phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp để hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật, phát hiện sớm các sai sót để kịp thời khắc phục và duy trì các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên; b) Phối hợp với doanh nghiệp xử lý ngay các vấn đề vướng mắc phát sinh; c) Phối hợp với các cơ quan kinh doanh cảng, kho bãi ưu tiên làm thủ tục giao nhận hàng hóa, kiểm tra giám sát trước cho doanh nghiệp ưu tiên. 2. Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên: a) Tuân thủ tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế, chấp hành tốt pháp luật về kế toán, kiểm toán; b) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 45 Luật Hải quan; c) Thực hiện việc trao đổi thông tin với cơ quan hải quan để báo cáo những vướng mắc phát sinh (nếu có), vấn đề liên quan đến việc duy trì các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên; d) Thực hiện việc rà soát, tự kiểm tra, phát hiện, khắc phục sai sót và báo cáo cơ quan hải quan về những sai sót đã phát hiện, khắc phục. |