Người lao động làm việc ở các môi trường lao động khác nhau như: khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy, công trường,… Ở các môi trường lao động khác nhau thì điều tiềm ẩn những nguy cơ gây ra tai nạn lao động khác nhau
>> Nhân viên part - time có cần ký HĐLĐ và đóng BHXH không?
>> Hưởng lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện như thế nào?
1. Khi nào phải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP .
Theo Điều 35 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì Đoàn điều tra lao động cấp cơ sở bao gồm các thành viên sau:
- Trưởng đoàn: Người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản
- Thành viên: Người đại diện của Ban chấp hành Công đoàn tại doanh nghiệp hoặc người đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập Công đoàn; người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế tại doanh nghiệp và một số thành viên khác.
- Trường hợp nạn nhân là người lao động không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, thì mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân đó tham gia Đoàn điều tra.
2. Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở như sau:
- Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
- Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).
- Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
- Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động:
+ Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;
+ Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản;
+ Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
+ Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
+ Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.
- Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.
Căn cứ pháp lý: