Do diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức tạp, NLĐ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm và tiền lương của người lao động trong thời gian gần đây. Vậy Nhà nước đã có những chính sách gì để hỗ trợ NLĐ?
>> 04 lưu ý về tiền lương trong tình hình dịch bệnh năm 2021
>> Phân biệt một số loại giấy tờ của NLĐ nước ngoài
Ảnh minh họa- Nguồn Internet
Từ ngày 25/03/2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2020 về hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19 cùng với Bộ luật Lao động 2019. Theo đó:
1. Việc trả lương ngừng việc căn cứ vào quy định tại Điều 99 của Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ) để xem xét các trường hợp gây ra ngừng việc (do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hay do nguyên nhân khách quan) để xác định trả lương ngừng việc cho người lao động như sau:
2. Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như:
- Lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, theo đó tiền lương của NLĐ khi ngừng việc do dịch bệnh sẽ được thỏa thuận như sau:
Lưu ý: Sau ngày nghỉ thứ 15, tiền lương sẽ được trả dựa trên sự thỏa thuận giữa NLĐ và Doanh nghiệp và không bị giới hạn bởi mức lương tối thiểu.
3. Đối với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm thì:
- Người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 (Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động);
- Nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 30 (Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động);
- Nếu Doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 36 (Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động) hoặc Điều 42 (Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế).
Bên cạnh đó, từ ngày 01/7/2021, Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ NLĐ đang gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 như sau:
- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.
Căn cứ pháp lý: