Người lao động nước ngoài khi vào Việt Nam làm việc cần phải đáp ứng nhiều điều kiện, nhất là vấn đề về việc cư trú để làm việc cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về một số loại giấy tờ khi sử dụng người lao động nước ngoài và tránh những vi phạm không đáng có, mời Quý thành viên tham khảo bài sau:
>> Phân biệt Hợp đồng lao động với Hợp đồng Cộng tác viên
>> 6 điều cần biết về Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
|
Thị thực |
Thẻ tạm trú |
Giấy phép |
Định nghĩa |
Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. |
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. |
Là điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. |
Điều kiện cấp |
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. 2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. 3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. 4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh: a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư; b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư; c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động; d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam. Lưu ý: với quy định trên thì khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì mới đủ điều kiện được cấp thị thực. |
1. Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ; 2. Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.
Lưu ý: Làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
1. Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2. Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; 3. Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam; 4. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật lao động 2019.
Quý thành viên có thể xem thêm tại công việc: Đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Lưu ý: Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động bị trục xuất khỏi Việt Nam. |
Thời hạn sử dụng |
- Thị thực kí hiệu DN1 (Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam) có thời hạn không quá 12 tháng. - Thị thực ký hiệu LĐ1 (thị thực dành cho người nước ngoài vào Việt Nam lao động) có thời hạn không quá 02 năm. Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày. Lưu ý: trước khi thị thực hết hạn 5 ngày thì phải làm thủ tục gia hạn. |
Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1 có thời hạn không quá 02 năm. Thời hạn tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam. Lưu ý: -Trường hợp sử dụng thẻ tạm trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. - Trường hợp sử dụng thẻ tạm trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. |
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết. 2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam. 3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. 4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. 5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ. 6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó. 8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam. 9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
|
Cơ quan cấp |
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh |
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. |
Các trường hợp miễn cấp thị thực/ không thuộc diện cấp giấy phép lao động |
1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này. 3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. ( Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam) 4. Đơn phương miễn thị thực 5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ. |
Xem chi tiết tại công việc: Đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
|
Căn cứ pháp lý:
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
- Bộ luật lao động 2019.
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: