Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là loại giấy mà người lao động nào cũng cần biết đến để bảo vệ quyền lợi của bản thân mình trong việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội cụ thể là chế độ ốm đau và chế độ thai sản.
>> Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi xử lý kỷ luật lao động?
>> Một số lưu ý khi xử lý kỷ luật lao động mà doanh nghiệp cần biết
Ảnh minh họa
1. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là gì?
Giấy chứng nhận nghỉ việc là loại giấy do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp cho người lao động tham gia BHXH, là một trong những căn cứ để người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau và chế độ thai sản khi người lao động thực hiện việc điều trị ngoại trú.
2. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH dùng để làm gì?
Căn cứ quy định tại các Điều 100 và Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Giấy chứng nhận nghỉ việc là một trong những thành phần hồ sơ để giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, bao gồm 02 chế độ sau:
- Chế độ ốm đau: Người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
- Chế độ thai sản: Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
Mời quý thành viên xem chi tiết công việc tại: Hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau và Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản.
3. Cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Giấy Chứng nhận nghỉ việc được cấp bởi người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động bởi Bộ Y tế và đã đăng ký mẫu dấu, chữ ký với cơ quan BHXH.
Việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, bao gồm:
- Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Người lao động đi khám được cấp bao nhiêu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?
Căn cứ theo quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì:
- Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
- Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
- Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
- Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.
5. Trường hợp nào được cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?
Căn cứ Điểm a Khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì các trường hợp được cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH bao gồm:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
6. Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Liên số 1 ……………………………. Mẫu Số:…………………….. Số:………………/KCB Số seri: …………………….. GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: .................................... ngày sinh ……./…… /……. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:................................................... ; Giới tính: .......................................................... Đơn vị làm việc: ............................................... ........................................................................... II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị ................................................................................................... Số ngày nghỉ: ............................................................................ (Từ ngày ………………..đến hết ngày………………………..) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) - Họ và tên cha: ................................................ - Họ và tên mẹ: .................................................
|
Liên số 2 ……………………………. Mẫu Số:…………………….. Số:………………/KCB Số seri: …………………….. GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ................................... ngày sinh ……./…… /……. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:.................................................. ; Giới tính: ......................................................... Đơn vị làm việc: .............................................. .......................................................................... II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị .................................................................................................. Số ngày nghỉ: ........................................................................... (Từ ngày ………………..đến hết ngày………………………..) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) - Họ và tên cha: ............................................... - Họ và tên mẹ: ................................................
|
Căn cứ pháp lý: