Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ được quy định như thế nào? – Đức Khanh (Quảng Nam).
>> Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm
>> Điều kiện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm
Căn cứ Điều 38 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ được quy định như sau:
(i) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
(ii) Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
- Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
- Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
(iii) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn các phương pháp trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại Mục 2 bên dưới hoặc phương pháp khác thì phải chứng minh cho kết quả dự phòng nghiệp vụ chính xác, đầy đủ hơn và đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định tại Điều 45 Nghị định 46/2023/NĐ-CP trước khi áp dụng.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Quy định về dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 39 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
- Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm;
- Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
- Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;
- Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.
Ngoài hai quỹ dự phòng nêu trên, còn có dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.
Điều 6. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm – Nghị định 46/2023/NĐ-CP 1. Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là cơ sở dữ liệu chuyên ngành Quản lý bảo hiểm do Bộ Tài chính xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất. 2. Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là tập hợp tài liệu, dữ liệu thông tin về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các thông tin liên quan đã được thu thập, xử lý, số hóa, tích hợp và lưu trữ trên các hệ thống công nghệ thông tin; đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác hoạch định chính sách, thống kê, dự báo và quản lý giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo lập môi trường cho việc áp dụng các mô hình phân tích dữ liệu cơ bản phục vụ hoạt động quản lý, giám sát bảo hiểm. 3. Việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải đảm bảo các nguyên tắc sau: a) Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được cập nhật, duy trì thường xuyên, phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; b) Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt, thể hiện lịch sử các lần cập nhật, chỉnh sửa thông tin; được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin; c) Việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; các quy định về bảo đảm bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan. |