Pháp luật lao động hiện nay quy định như thế nào về làm việc không trọn thời gian (làm việc part time) trong năm 2024? Trân trọng cảm ơn! – Nguyễn Tùng (Hậu Giang).
>> Những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động 2024
>> Các trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động 2024
Trong năm 2024, quy định về làm việc không trọn thời gian (làm việc part time) vẫn được áp dụng theo Bộ luật Lao động 2019 bởi hiện nay chưa có Bộ luật Lao động 2024. Cụ thể các quy định về làm việc part time năm 2024 được nêu rõ dưới bài viết này:
“Part time” có nghĩa tiếng việt là bán thời gian. Đó là một thuật ngữ để chỉ những công việc làm thêm bán thời gian, thường hướng đến các đối tượng như học sinh, sinh viên, nội trợ… tranh thủ thời gian rảnh đi làm kiếm thêm thu nhập. Bên cạnh đó, làm việc part time cũng là cách để vừa học vừa tích lũy kinh nghiệm.
Người lao động làm việc part time có thể được hiểu là người lao động làm việc không trọn thời gian. Theo khoản 1 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019).
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023)
Quy định cụ thể về làm việc part time năm 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động (theo khoản 2 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019).
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định người lao động làm việc không trọn thời gian bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian.
Vì vậy, việc giao kết hợp đồng lao động là bắt buộc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm việc part time.
Mức lương tối thiểu theo giờ đối với người lao động làm việc part time được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
22.500 |
Vùng II |
20.000 |
Vùng III |
17.500 |
Vùng IV |
15.600 |
Lưu ý: Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca – Nghị định 145/2020/NĐ-CP 1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ. 2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục). 3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau: a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên; b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút. |