Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi được quy định chi tiết tại QCVN 70:2024/BGTVT và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2025.
>> Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển
>> Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung xe mô tô, xe gắn máy
QCVN 70:2024/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2024/BGTVT thay thế QCVN 70:2014/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải (hết hiệu lực ngày 01/02/2025).
Quy chuẩn này đưa ra các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và quản lý đối với các kho chứa nổi sử dụng trong hoạt động dầu khí trên vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là kiểm tra), thiết kế, chế tạo mới, hoán cải, sửa chữa và vận hành, khai thác kho chứa nổi.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
- CSA - Critical Structural Areas (Khu vực kết cấu tới hạn).
- CVI - Close Viusal Inspection (Kiểm tra tiếp cận).
- DEC - Design Environmental Condition (Điều kiện môi trường thiết kế).
- DISEC - Site Disconnectable Environmental Condition (Điều kiện môi trường ngắt kết nối).
- DPS - Dynamic position system (Hệ thống định vị động).
- ESD - Emmergency Shutdown stations (Các trạm ngắt sự cố). GVI - General Visual inspection (Kiểm tra chung).
- ICCP - Impressed Current Cathodic Protection system (Hệ thống bảo vệ ca-tốt bằng dòng điện ngoài).
- ISIP - In Service Inspection Program (Chương trình kiểm tra trong khai thác).
- NDCV - Nominal Designed Corrosion Values (Giá trị ăn mòn thiết kế danh nghĩa).
- NG - Natural Gas (Khí thiên nhiên).
- LNG - Liquefied Natural Gas (Khí thiên nhiên hóa lỏng).
- LPG - Liquefied Petroleum Gas (Khí dầu mỏ hóa lỏng).
- P&IDs - Piping and Instrumentation Diagrams (Sơ đồ đường ống và thiết bị đo).
- PG - Petroleum Gas (Khí đốt).
- PLEM - Pipe Line End Manifold (Cụm van ngầm đầu đường ống).
- ROVs - Remotely operated vehicle (Thiết bị dưới nước không người lái).
- S.A.F.E Charts - Safety Analysis Function Evaluation (Biểu đồ đánh giá chức năng và phân tích an toàn).
- SCIP - Structural Critical inspection Point (Vị trí kiểm tra kết cấu tới hạn).
- SPM - Single Point Mooring (Neo điểm đơn).
- UWILD - Underwater Inspection in Lieu of Drydocking Survey (Kiểm tra dưới nước thay thế cho trên đà).
… 3.2 Giải thích từ ngữ - QCVN 70:2024/BGTVT Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 3.2.1 Chủ kho chứa nổi Chủ kho chứa nổi là chủ sở hữu hoặc người quản lý hoặc người khai thác hoặc người thuê kho chứa nổi. 3.2.2 Các tổ chức, cá nhân liên quan Các tổ chức, cá nhân liên quan bao gồm cơ quan quản lý, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Chi cục Đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam (sau đây viết tắt là Đăng kiểm), chủ kho chứa nổi, cơ sở thiết kế, chế tạo, hoán cải và sửa chữa kho chứa nổi. 3.2.3 Hồ sơ đăng kiểm Hồ sơ đăng kiểm bao gồm các giấy chứng nhận, các phụ lục đính kèm giấy chứng nhận, các báo cáo kiểm tra hoặc thử và các tài liệu liên quan theo quy định. 3.2.4 Kho chứa nổi Kho chứa nổi là cấu trúc nổi chuyên dùng để chứa, sơ chế dầu khí phục vụ thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí. … 3.2.9 Tiết diện mặt cắt ngang 3.2.9.1 Đối với kho chứa nổi kiểu tàu, tiết diện mặt cắt ngang bao gồm: tiết diện mặt cắt ngang của tôn boong, tôn đáy, tôn mạn và vách ngăn dọc cùng với sườn nội boong. 3.2.9.2 Đối với kho chứa nổi kiểu giàn có cột ổn định, tiết diện mặt cắt ngang bao gồm: tiết diện mặt cắt ngang của tôn bao cột và thanh xiên cùng với các cơ cấu bên trong. Mặt boong và đáy của các thân dưới giữa các cột, bao gồm cả các nẹp bên trong. 3.2.10 Hoạt động chuyển hàng Hoạt động chuyển hàng là hoạt động trong khi đang hành trình hoặc đứng tại chỗ, với mục đích chuyển hàng hóa dạng xăng, dầu, khí từ một kho chứa nổi tới phương tiện dịch vụ. 3.2.1 Chương trình kiểm tra trong khai thác Chương trình kiểm tra trong khai thác (In Service Inspection Program - ISIP) là một chương trình chỉ ra các quy trình cần tuân thủ và chu kỳ kiểm tra của thân và hệ thống neo kho chứa nổi. 3.2.12 Khu vực kết cấu tới hạn Các khu vực kết cấu tới hạn là các vị trí được xác định theo tính toán có tuổi thọ mỏi tương đối thấp và do đó có thể cần theo dõi hoặc căn cứ từ lịch sử hoạt động của kho chứa nổi hoặc từ các kho chứa nổi tương tự cùng hệ để xác định chúng dễ bị nứt, oằn hoặc ăn mòn gây ảnh hưởng tới tính toàn vẹn kết cấu của kho chứa nổi. Lịch sử hoạt động của kho chứa nổi từ đợt kiểm tra gần nhất cũng có thể ảnh hưởng tới việc xác định các khu vực kết cấu tới hạn. |