Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển được thực hiện theo quy định tại QCVN 48:2024/BGTVT và có hiệu lực từ ngày 01/2/2025.
>> Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung xe mô tô, xe gắn máy
QCVN 48:2024/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư 24/2024/TT-BGTVT.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 48:2024/BGTVT thay thế QCVN 48:2012/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các giàn di động trên biển sử dụng cho hoạt động dầu khí ở vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là kiểm tra), thiết kế, chế tạo mới, hoán cải, sửa chữa, vận hành và khai thác giàn di động trên biển.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
(1) QCVN 21:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép, ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, và các sửa đổi.
(2) QCVN 60:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điều khiển tự động và từ xa, ban hành kèm theo Thông tư 25/2020/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
(3) QCVN 67:2018/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển, ban hành kèm theo Thông tư 27/2019/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
(4) QCVN 97:2016/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên các công trình biển, ban hành kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
(5) QCVN 102:2018/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động và kỹ thuật nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác trên biển, ban hành kèm theo Thông tư 27/2019/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
(6) QCVN 35:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển, ban hành kèm theo Thông tư 42/2010/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(7) QCVN 36:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển, ban hành kèm theo Thông tư 42/2010/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(8) TCVN 12823-2 - Giàn di động trên biển - Phần 2: Thân và trang thiết bị.
(9) TCVN 12823-3 - Giàn di động trên biển - Phần 3: Máy và hệ thống.
(10) TCVN 12823-4 - Giàn di động trên biển - Phần 4: An toàn và phòng chống cháy.
(11) TCVN 12823-5 - Giàn di động trên biển - Phần 5: Vật liệu và hàn.
(12) TCVN 7229 - Công trình biển cố định - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Hàn.
… 3.2 Giải thích từ ngữ - QCVN 48:2024/BGTVT 3.2.1 Giàn di động trên biển (Mobile offshore unit) Giàn di động trên biển (viết tắt là giàn) là cấu trúc nổi chuyên dùng phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí trên biển. Giàn di động trên biển gồm: giàn tự nâng, giàn có cột ổn định, giàn mặt nước. 3.2.1.1 Giàn tự nâng (Self-elevating unit) Giàn tự nâng là giàn với các chân chuyển động được có khả năng nâng thân giàn lên khỏi mặt nước biển và hạ thân giàn trở lại mặt biển. 3.2.1.2 Giàn có cột ổn định (Column-stabilized unit) Giàn có cột ổn định là giàn có boong chính được kết nối với phần thân chìm dưới nước hoặc các đế bởi các cột hoặc các trụ rỗng. Giàn có cột ổn định được thiết kế để hoạt động ngoài khơi ở cả chế độ nổi hoặc chế độ tựa vào đáy biển được gọi là giàn bán chìm hoặc giàn nửa chìm nửa nổi hoặc giàn bán tiềm thủy. Giàn có cột ổn định được thiết kế để hoạt động ngoài khơi chỉ ở trạng thái tựa hẳn vào đáy biển được gọi là giàn chìm. 3.2.1.3 Giàn mặt nước (Surface-Type Unit) Giàn mặt nước là giàn có thân chiếm nước dạng thân đơn hoặc đa thân được thiết kế cho hoạt động khoan trong điều kiện nổi. Giàn mặt nước bao gồm: giàn kiểu tàu, giàn kiểu sà lan. a) Giàn kiểu tàu (Ship-type unit) Giàn kiểu tàu là giàn mặt nước có hệ động lực đẩy (tự hành). Giàn kiểu tàu còn được gọi là tàu khoan (drillship). b) Giàn kiểu sà lan (Barge-type unit) Giàn kiểu sà lan là giàn mặt nước không có hệ động lực đẩy (không tự hành). 3.2.2 Chủ giàn (Owner) Chủ giàn là chủ sở hữu giàn; tổ chức hoặc cá nhân quản lý hoặc vận hành hoặc thuê giàn được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu giàn theo hợp đồng ký kết. … |