Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc trọng lực chi tiết trong công tác đo đạc và bản đồ - Phần đo mặt đất được quy định tại QCVN 79:2024/BTNMT và có hiệu lực từ 30/12/2024.
>> Trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá
>> Phạt đến 20 triệu khi định giá, bán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định của cơ quan Nhà nước
QCVN 79:2024/BTNMT do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam và Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định về xây dựng lưới điểm tựa trọng lực, đo đạc trọng lực chi tiết phần đo mặt đất bằng phương tiện đo trọng lực tương đối phục vụ xây dựng mô hình Geoid, hiện đại hóa mạng lưới độ cao quốc gia Việt Nam và các công tác đo đạc và bản đồ cơ bản.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng lưới điểm tựa trọng lực và đo đạc trọng lực chi tiết phần đo mặt đất.
- Sử dụng Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình để đánh giá sự phù hợp.
- Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 1 thực hiện theo mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT- BKHCN về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
(i) Sản phẩm của xây dựng lưới điểm tựa trọng lực, đo đạc trọng lực chi tiết phần đo mặt đất phải được công bố hợp quy theo quy định. Việc công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật. Kết quả thử nghiệm phục vụ chứng nhận hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định hoặc đã đăng ký. Ưu tiên sử dụng các phòng thử nghiệm đã được đăng ký và công nhận.
(ii) Việc công bố hợp quy thực hiện theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư 02/2017/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn và Thông tư 06/2020/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định 132/2008/NĐ-CP, Nghị định 74/2018/NĐ-CP, Nghị định 154/2018/NĐ-CP và Nghị định 119/2017/NĐ-CP.
(i) Sử dụng các phương pháp kiểm tra bằng cách so sánh, đánh giá kết quả với các chỉ tiêu kỹ thuật đã được quy định.
(ii) Kiểm tra các tài liệu thiết kế về mật độ, quy cách, chất liệu mốc điểm tựa trọng lực; mật độ điểm trọng lực chi tiết. Kiểm tra chất lượng số liệu đo và chất lượng dữ liệu sau tính toán bình sai.
(iii) Nếu kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật tại Phần II QCVN 79:2024/BTNMT không đáp ứng, kết luận không phù hợp với quy chuẩn.
3. Giải thích từ ngữ - QCVN 79:2024/BTNMT 3.1. Giá trị gia tốc trọng trường của các điểm trọng lực sử dụng đơn vị đo bao gồm Gal, mGal (miliGal), µGal (microGal) và m/s2 có các quan hệ như sau: 1 Gal = cm/s2 = 10-2 m/s2 1 mGal = 10-3 Gal 1 μGal = 10-3 mGal= 10-6 Gal 3.2. Dịch chuyển điểm “0” của phương tiện đo trọng lực tương đối là sự thay đổi số đọc của phương tiện đo trọng lực tại một vị trí đặt phương tiện đo theo thời gian do sự biến dạng của hệ thống đàn hồi trong phương tiện đo trọng lực không tỷ lệ thuận với giá trị gia tốc trọng trường. 3.3. Chuyến đo trọng lực là tập hợp các kết quả đo liên tục trên một số điểm liên kết với nhau có cùng một đặc trưng chung là độ dịch chuyển điểm "0" của phương tiện đo trọng lực tương đối. 3.4. Điểm tựa trọng lực được phát triển từ các điểm trọng lực quốc gia; là điểm khởi đo, khởi tính cho đo đạc trọng lực chi tiết trên mặt đất. 3.5. Lưới điểm tựa trọng lực là hệ thống gồm nhiều điểm tựa trọng lực dùng để liên kết và quy số liệu đo đạc trọng lực chi tiết về cùng một mức. Lưới điểm tựa trọng lực được xây dựng cho các khu đo khác nhau. Lưới điểm tựa trọng lực có thể bao gồm nhiều đa giác khép kín hoặc các tuyến giữa hai điểm khởi đo. 3.6. Hằng số “C” của phương tiện đo trọng lực tương đối là tỷ lệ vạch chia số đo trên phương tiện đo với giá trị gia tốc lực trọng trường. 3.7. GNSS (Global Navigation Satellite System) là hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh toàn cầu. 3.8. Đo đạc trọng lực chi tiết phục vụ công tác đo đạc và bản đồ là việc xác định giá trị gia tốc trọng trường và dị thường trọng lực tại các điểm đo trọng lực trên mặt đất phục vụ xây dựng mô hình Geoid, hiện đại hóa mạng lưới độ cao quốc gia Việt Nam và các công tác đo đạc và bản đồ cơ bản. 3.9. Phần đo mặt đất là phạm vi công việc đo đạc trọng lực ở các khu vực đồng bằng, trung du, miền núi sử dụng các phương tiện đo trọng lực đặt trực tiếp trên mặt đất. |