Từ ngày 10/7/2024, để đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá cần thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
>> Phạt đến 20 triệu khi định giá, bán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định của cơ quan Nhà nước
>> Phạt đến 30 triệu nếu không niêm yết hoặc niêm yết không đúng, không đủ giá hàng hóa, dịch vụ
Ngày 10/7/2024, Chính phủ ban hành tại Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật giá và có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong đó, trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá phải đảm bảo thực hiện theo Điều 15 Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
Trường hợp cần điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá thuộc thẩm quyền của Chính phủ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Giá 2023. Cụ thể là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành. Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần thực hiện các nội dung sau:
(i) Trường hợp đề nghị bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá:
- Tổng kết, đánh giá về tình hình cung - cầu, diễn biến giá cả thị trường và đánh giá thực trạng biện pháp quản lý giá hàng hóa, dịch vụ cần bổ sung.
- Đánh giá sự cần thiết điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá theo quy định tại Mục 2 bài viết này.
- Đánh giá tác động của chính sách bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
- Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài (nếu cần thiết).
(ii) Trường hợp đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá:
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện biện pháp kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ.
- Đánh giá về tình hình cung - cầu, diễn biến giá cả thị trường của hàng hóa, dịch vụ.
- Đánh giá sự cần thiết điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá theo quy định tại Mục 2 bài viết này.
- Đánh giá tác động của chính sách đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
- Dự kiến biện pháp quản lý giá thay thế đối với hàng hóa, dịch vụ đó sau khi đưa ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
- Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài (nếu cần thiết).
(iii) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực đối với hàng hóa, dịch vụ đó trước khi gửi Bộ Tài chính tổng hợp.
Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá và thẩm quyền tiếp nhận mới nhất năm 2024 |
File Word Luật Giá và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Toàn bộ biểu mẫu ban hành về Luật Giá theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP |
Trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá sự cần thiết của việc điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá dựa trên những căn cứ bên dưới và các tiêu chí về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật Giá 2023. Cụ thể bao gồm:
(i) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ cần thiết đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông và phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
(ii) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.
(iii) Yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước về giá hàng hóa, dịch vụ của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá để phục vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường hoặc để phù hợp với những thay đổi về quan hệ cung cầu trên thị trường của hàng hóa, dịch vụ đó.
(iv) Kết quả nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng biện pháp quản lý giá của hàng hóa, dịch vụ đề xuất điều chỉnh.
Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi 01 bản chính hồ sơ đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá cho Bộ Tài chính tổng hợp, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
(i) Văn bản đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá:
Trường hợp đề nghị bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá, tại văn bản nêu rõ tên hàng hóa, dịch vụ, dự kiến đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ; đề xuất cơ quan có thẩm quyền quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và cơ quan tiếp nhận kê khai giá của hàng hóa, dịch vụ đó.
Trường hợp đề nghị đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá, tại văn bản nêu rõ tên hàng hóa, dịch vụ; dự kiến biện pháp quản lý giá thay thế đối với hàng hóa, dịch vụ đó.
(ii) Báo cáo tổng kết, đánh giá các nội dung theo quy định tại khoản (i), khoản (ii) Mục 1 bài viết này.
(iii) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách bổ sung hoặc đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
(iv) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý.
(v) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Trên cơ sở đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá theo quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Quy định về trình và ban hành văn bản định giá từ ngày 10/7/2024