Tình huống cứu nạn, cứu hộ từ tháng 07/2025 được thực hiện theo nội dung của Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024, được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2024.
>> 05 trường hợp đình chỉ hoạt động trung tâm học tập cộng đồng từ 20/11/2024
>> Từ 01/01/2025, không thể chuyển khoản nếu chưa xác thực sinh trắc học
Căn cứ Điều 32 Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024 quy định về tình huống cứu nạn, cứu hộ như sau:
(i) Tình huống cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
- Cứu nạn, cứu hộ trong đám cháy.
- Cứu nạn, cứu hộ trong tình huống tai nạn, sự cố bao gồm: có người đuối nước; sập, đổ nhà, công trình, cây cối; tai nạn, sự cố do phương tiện, thiết bị gây ra; sạt lở đất, đá; tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; các tai nạn, sự cố khác khi có yêu cầu.
- Tìm kiếm nạn nhân.
(ii) Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chủ trì thực hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ trong các tình huống quy định tại khoản (i) Mục 1 của Bài viết; phối hợp thực hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố khác, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy & các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ 15/5/2024 |
Quy định về tình huống cứu nạn, cứu hộ từ tháng 07/2025 (Hình minh họa-Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Điều 33 Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024 quy định về trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ cụ thể như sau:
(i) Người phát hiện tình huống cứu nạn, cứu hộ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gần nơi xảy ra cháy, tai nạn, sự cố tham gia cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện, khả năng cho phép.
(ii) Cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và cơ quan, tổ chức, đoàn thể khác có liên quan có trách nhiệm phối hợp tham gia cứu nạn, cứu hộ ngay khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền hoặc người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; điều động người và phương tiện thuộc phạm vi quản lý đến nơi xảy ra cháy, tai nạn, sự cố để tham gia, hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ khi được huy động.
(iii) Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi nhận được tin báo tai nạn, sự cố cần phải cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý hoặc nhận được mệnh lệnh, quyết định huy động phải kịp thời đến cứu nạn, cứu hộ.
(iv) Lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ khu vực cứu nạn, cứu hộ; tham gia cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lực lượng, phương tiện đi cứu nạn, cứu hộ được lưu thông nhanh nhất.
(v) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tham gia cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
(vi) Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ, tổ chức cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác trong Công an nhân dân.
Căn cứ theo khoản 6, khoản 7 Điều 7 Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024 giải thích từ ngữ cứu nạn, cứu hộ được hiểu như sau:
- Cứu nạn là hoạt động cứu người thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng, sức khỏe trong các vụ cháy, tai nạn, sự cố và hoạt động tìm kiếm nạn nhân.
- Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm trong các vụ cháy, tai nạn, sự cố.
|