Luật Công chứng 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2025 đã quy định một số vấn đề cơ bản về công chứng điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số trong hoạt động cồng chứng.
>> Quy định về tình huống cứu nạn, cứu hộ từ tháng 07/2025
>> 05 trường hợp đình chỉ hoạt động trung tâm học tập cộng đồng từ 20/11/2024
Căn cứ khoản 1 Điều 65 Luật Công chứng 2024, hai hình thức công chứng điện tử từ ngày 01/07/2025 như sau:
(i) Công chứng điện tử trực tiếp: người yêu cầu công chứng giao kết giao dịch trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên; công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận giao dịch bằng chữ ký số để tạo ra văn bản công chứng điện tử.
(ii) Công chứng điện tử trực tuyến: các bên tham gia giao dịch có yêu cầu công chứng không có mặt tại cùng một địa điểm và giao kết giao dịch thông qua phương tiện trực tuyến trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên; công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận giao dịch bằng chữ ký số để tạo ra văn bản công chứng điện tử.
Như vậy từ ngày 01/07/2025 sẽ triển khai hình thức công chứng điện tử. Theo đó, việc công chứng điện tử được thực hiện theo quy trình công chứng điện tử trực tiếp hoặc công chứng điện tử trực tuyến.
Tờ khai thuế giá trị gia tăng - Mẫu số 05/GTGT Phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC |
Bắt đầu triển khai công chứng điện tử từ 01/7/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 64 Luật Công chứng 2024, văn bản công chứng điện tử được quy định như sau:
(i) Văn bản công chứng điện tử là chứng thư điện tử được tạo lập theo nguyên tắc và phạm vi quy định.
(ii) Văn bản công chứng điện tử có hiệu lực kể từ thời điểm được ký bằng chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
(iii) Văn bản công chứng điện tử có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Luật Công chứng 2024.
(iv) Việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản công chứng điện tử và văn bản công chứng giấy được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Văn bản công chứng được chuyển đổi có giá trị như bản gốc khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, trừ trường hợp pháp luật quy định loại văn bản đó được chuyển giao quyền sở hữu và chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất.
Căn cứ khoản 1 Điều 62 Luật Công chứng 2024, công chứng điện tử là việc công chứng được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản công chứng điện tử với nguyên tắc và phạm vi công chứng được quy định như sau:
(i) Nguyên tắc công chứng:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Khách quan, trung thực.
- Tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hành nghề công chứng.
- Bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu.
- Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 63 Luật Công chứng 2024.
(ii) Phạm vi công chứng:
Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ công chứng điện tử trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định về phạm vi các giao dịch được công chứng điện tử.
|