Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010. Cách thức và trình tự gửi thông báo trong tố tụng trọng tài. Ngôn ngữ khi giải quyết tranh chấp.
>> 07 hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp
>> 06 hành vi bị cấm trong quản lý ngoại thương
Căn cứ vào Điều 11 Luật Trọng tài thương mại 2010, địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy định cụ thể như sau:
(i) Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp.
(ii) Trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định.
(iii) Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
(iv) Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.
[TIỆN ÍCH] >> HỆ THỐNG BIỂU MẪU
Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Tại Điều 12 Luật Trọng tài thương mại 2010, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, cách thức và trình tự gửi thông báo trong tố tụng trọng tài được quy định như sau:
(i) Các bản giải trình, văn thư giao dịch và tài liệu khác của mỗi bên phải được gửi tới Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài với số bản đủ để mỗi thành viên trong Hội đồng trọng tài có một bản, bên kia một bản và một bản lưu tại Trung tâm trọng tài.
(ii) Các thông báo, tài liệu mà Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi cho các bên được gửi đến địa chỉ của các bên hoặc gửi cho đại diện của các bên theo đúng địa chỉ do các bên thông báo.
(iii) Các thông báo, tài liệu có thể được Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, telegram, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này.
(iv) Các thông báo, tài liệu do Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi được coi là đã nhận được vào ngày mà các bên hoặc đại diện của các bên đã nhận hoặc được coi là đã nhận nếu thông báo, tài liệu đó đã được gửi phù hợp với quy định tại khoản (ii) Mục này.
(v) Thời hạn nhận thông báo, tài liệu được tính kể từ ngày tiếp theo ngày được coi là đã nhận thông báo, tài liệu.
- Nếu ngày tiếp theo là ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu đã được nhận thì thời hạn này bắt đầu được tính từ ngày làm việc đầu tiên tiếp theo.
- Nếu ngày cuối cùng của thời hạn này là ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu được nhận thì ngày hết hạn sẽ là cuối ngày làm việc đầu tiên tiếp theo.
Việc xác định ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Điều 10 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định rõ về ngôn ngữ áp dụng trong các trường hợp tranh chấp, bao gồm cả những tranh chấp có yếu tố nước ngoài và không có yếu tố nước ngoài.
(i) Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài
- Ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
(ii) Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài
- Tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận.
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.