Nhiều người hay nhầm lẫn giữa Mức lương cơ sở và Mức lương tối thiểu vùng, đây là 02 mức lương dành cho 02 đối tượng khác nhau. Để giúp Quý thành viên hiểu rõ hơn về hai mức lương này, mời tham khảo thông tin pháp lý dưới đây:
>> Quyền lợi của NLĐ khi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm
>> 06 lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động
Tiêu chí |
Mức lương cơ sở |
Mức lương tối thiểu vùng |
Khái niệm |
Mức lương cơ sở là mức lương dùng dùng làm căn cứ: - Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan…; - Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; - Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. |
Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. |
Đối tượng |
- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 - Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008; - Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010; - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. - Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; - Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân; - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu; - Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. |
- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động. - Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. - Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định 90/2019/ND-CP).
|
Mức lương |
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng |
Mức lương tối thiểu vùng được quy định theo từng vùng (Danh mục địa bàn phân chia theo các vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theoNghị định 90/2019/ND-CP), cụ thể: - Mức 4.420.000đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; - Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; - Mức3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; - Mức3.070.000đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
|
Áp dụng |
Mức lương, phụ cấp lương, trợ cấp của những đối tượng nêu trên được tính bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số lương, hệ số hiện thưởng, hệ số phụ cấp… |
Mức lương thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động phải đảm bảo: - Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; - Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề. |
Sự thay đổi |
Việc điều chỉnh mức lương cơ sở dựa vào khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. |
Hiện tại, không có quy định về chu kỳ thay đổi của mức lương tối thiểu vùng. |
Căn cứ pháp lý |
|
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: