Theo Bộ luật lao động hiện hành, trong qua trình thực hiện giao kết HĐLĐ, nếu NLĐ có ý định nghỉ việc thì cần lưu ý những việc sau đây. Cụ thể:
>> Lao động nữ đang nghỉ hưởng chế độ thai sản có phải đóng Quỹ phòng, chống thiên tai?
>> 3 trường hợp NLĐ được về hưu trước tuổi tối đa 10 năm năm 2021
Ảnh minh họa
1. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn không?
Căn cứ vào khoản 11 Điều 35 Bộ luật lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động theo quy định sau:
Như vậy, tùy vào loại hợp đồng lao động hai bên đã giao kết sẽ có quy định khác nhau về ngày báo trước.
2. Tự ý nghỉ việc khi hợp đồng lao động còn thời hạn có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau:
Như vậy, trường hợp tự ý nghỉ việc khi không có sự cho phép của người sử dụng lao động trong khi hợp đồng còn thời hạn hay nghỉ việc trái với luật quy định thì người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp.
3. Muốn nghỉ ngay trong khi HĐLĐ còn thời hạn, không tuân thủ thời hạn báo trước
Trường hợp HĐLĐ còn thời hạn nhưng người lao động muốn nghỉ nagy và không tuân thủ thời hạn báo trước theo quy định của Bộ luật lao động thì phải thỏa thuận trước và được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
4. Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người lao động có quyền nghỉ việc không cần báo trước hay không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
Như vậy, trường hợp người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà khồn cần báo trước.
5. NLĐ thông báo đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng sau đó đổi ý và muốn đi làm trở lại có được không?
Trường hợp NLĐ thông báo đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng về sau lại đổi ý thì vẫn được trở lại làm việc bình thường. Tuy nhiên, theo Điều 38 Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được người sử dụng lao động đồng ý.
6. Có phải bồi thường khi NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không?
Theo Điều 40 Bộ luật lao động 2019 quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Do đó, khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đồng nghĩa với việc phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người sử dụng lao động theo quy định.