Khung giờ đốt vàng mã tốt 2025: Việc lựa chọn thời điểm đốt vàng mã trong lễ cúng Hóa vàng là một nghi thức quan trọng, mang ý nghĩa tiễn biệt tổ tiên sau dịp Tết sum họp.
>> Mẫu Văn khấn mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025 đúng và chuẩn nhất
>> Những câu chúc Tết sếp hay, ngắn gọn 2025
Theo phong tục truyền thống, việc đốt vàng mã thường diễn ra trong lễ cúng Hóa vàng, với ý nghĩa tiễn ông bà, tổ tiên về lại cõi âm sau những ngày sum họp. Để thực hiện nghi lễ này thuận lợi, bạn nên chọn các khung giờ tốt, hợp phong thủy như sau:
Mùng 3 Tết (12/02/2025):
- Giờ Tý (23h-1h): Khởi đầu mới, mang ý nghĩa tốt lành.
- Giờ Mão (5h-7h): Thanh tịnh, phù hợp cho nghi lễ tâm linh.
- Giờ Ngọ (11h-13h): Thời gian mang ý nghĩa sáng sủa, minh bạch.
- Giờ Dậu (17h-19h): Cân bằng năng lượng, mang lại sự an lành.
Mùng 4 Tết (13/02/2025):
- Giờ Thìn (7h-9h): Thời điểm vượng khí, phù hợp để đốt vàng mã.
- Giờ Mùi (13h-15h): Thuận lợi cho việc tiễn ông bà về cõi âm.
- Giờ Tuất (19h-21h): Thời gian yên bình, không khí tĩnh lặng.
Chuẩn bị đầy đủ lễ vật: Ngoài vàng mã, bạn cần chuẩn bị mâm cúng gồm hương, hoa, trầu cau, trái cây, mâm cơm cúng (mặn hoặc chay tùy gia đình).
Chọn nơi đốt vàng mã an toàn: Nên đốt ở khu vực thoáng đãng, tránh nơi gần vật dễ cháy nổ. Đảm bảo dập tắt hoàn toàn sau khi đốt để tránh hỏa hoạn.
Thái độ nghiêm túc, kính cẩn: Khi thực hiện nghi thức, hãy giữ thái độ tôn kính, tránh cười đùa hay làm ồn.
Không đốt quá nhiều vàng mã: Hạn chế lãng phí, chỉ đốt vừa đủ để thể hiện lòng thành kính. Việc đốt vàng mã nhiều không đồng nghĩa với việc mang lại phước lành nhiều hơn.
Giữ gìn môi trường: Sau khi đốt vàng mã, thu dọn tro cẩn thận để không gây ô nhiễm.
Nội dung “Khung giờ đốt vàng mã tốt 2025 và những điều cần lưu ý” chỉ mang tính chất tham khảo
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Khung giờ đốt vàng mã tốt 2025 và những điều cần lưu ý (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, quy định việc đốt vàng mã như sau:
Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
Như vậy, pháp luật không cấm hành vi đốt vàng mã, nhưng yêu cầu thực hiện đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn và trật tự. Việc vi phạm có thể dẫn đến xử phạt hành chính theo quy định nêu trên. Do đó, khi thực hiện nghi lễ đốt vàng mã, cần tuân thủ các quy định để tránh vi phạm pháp luật.
Tại Điều 50 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 50. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
....
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này.
Đồng thời, tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 51. Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.
Đồng thời, tại Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau
Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14) quy định như sau
Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
..
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
...
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi đót vàng mã gây hỏa hoạn để xác định người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định trên.