Trước khi trở thành nhân viên chính thức, hầu hết Doanh nghiệp đều cho người lao động trải qua thời gian thử việc. Bài viết dưới đây sẽ đề cập một số lưu ý trong quá trình thử việc.
>> Quy trình tổ chức thương lượng tập thể
>> Tạm hoãn hợp đồng lao động trong mùa dịch
Nguồn: Internet
1. Quy định về hợp đồng thử việc
Bộ luật lao động 2019 không quy định rõ về hợp đồng thử việc là gì mà chỉ định nghĩa thử việc theo khoản 1 Điều 24, theo đó “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.
Có thể hiểu, hợp đồng thử việc là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm thử. Những thỏa thuận liên quan đến việc làm thử như thời gian, điều kiện làm việc, quyền và lợi ích của các bên ... được ghi nhận trong hợp đồng thử việc.
Tuy nhiên, cũng theo khoản 1 Điều này quy định khi có thỏa thuận và việc làm thử, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động. Như vậy, thay vì ký hợp đồng thử việc, các bên cũng có thể ký hợp đồng lao động, trong đó có điều khoản về thử việc.
Ngoài ra, Bộ luật này không quy định bắt buộc người lao động thử việc trước khi giao kết hợp đồng lao động. Việc có áp dụng thử việc đều do sự thỏa thuận của NLĐ và NSDLĐ. Nhưng trên thực tế, hầu hết NSDLĐ đều yêu cầu NLĐ phải thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức.
Khoản 3 Điều 24 Bộ luật này nêu rõ “Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng”. Đồng nghĩa với việc, NSDLĐ chỉ yêu cầu thử việc đối với hợp đồng từ 01 tháng trở lên.
2. Nội dung của hợp đồng thử việc
Theo khoản 2 Điều 24 quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm:
Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Được đảm bảo về thời gian nghỉ giữa ca: ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày, ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm.
Thời gian thử việc sẽ do các bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
3. Chế độ khác đối với lao động thử việc
Chế độ nghỉ:
Nghỉ hằng năm: căn cứ vào khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định nếu NLĐ tiếp tục làm việc cho NSDLĐ sau khi hết thời gian thử việc thì thời gian thử việc cũng được tính hưởng phép năm.
Nghỉ Lễ, Tết: theo quy định tại Điều 112 Bộ luật này, NLĐ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ Lễ, Tết. Do đó, lao động thử việc trong các dịp này cũng được nghỉ làm và hưởng theo mức lương thử việc đã thỏa thuận.
Chế độ bảo hiểm:
Bộ luật lao động 2019 cho phép NLĐ thử việc theo hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động. Tuy nhiên, việc chọn lựa hợp đồng cũng ảnh hưởng đến chế độ BHXH hiện nay. Bởi lẽ, tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ BHXH là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Đối với hợp đồng thử việc: NLĐ thử việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà chỉ áp dụng với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động. Do đó, thời gian thử việc của người lao động trong hợp đồng thử việc sẽ không được tính tham gia BHXH.
Đối với hợp đồng lao động: theo Bộ luật lao động quy định thử việc chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Vì vậy, nếu NLĐ và NSDLĐ có thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động thì NLĐ sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH. Khi đó, thời gian thử việc của người lao động sẽ được tính vào thời gian hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, từ năm 2021, người lao động thử việc sẽ được đóng BHXH nếu có thỏa thuận nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động.
Căn cứ pháp lý: