Cho thuê lại lao động là một loại hình kinh doanh không quá mới mẻ tại Việt Nam nhưng cũng ít người dân chưa hiểu rõ về nó. Vậy những điều cần lưu ý khi thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động là gì?
>> Trách nhiệm của Doanh nghiệp khi chấm dứt HĐLĐ trái luật?
>> Có bắt buộc DN phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên?
Nguồn: Internet
1. Cho thuê lại lao động là gì?
Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Vì hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định được quy định cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm Nghị định 145/2020/NĐ-CP, bao gồm 20 công việc được cho thuê lại lao động từ ngày 01/02/2021, chẳng hạn: lễ tân, hướng dẫn viên du lịch, thư ký/ trợ lý hành chính, hỗ trợ bán hàng, hỗ trợ dự án, dọn dẹo về sinh tòa nhà/ nhà máy,...
2. Điều kiện để DN cho thuê lại lao động
Theo Điều 54 Bộ luật lao động 2019 và Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định điều kiện đối với DN cho thuê lại lao động như sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, trong đó DN phải đám ứng các điều kiện để được cấp giấy phép, cụ thể:
- Có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động.
Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
Thời hạn của giấy phép hoạt động cho thuê lại tối đa 60 tháng, được gia hạn nhiều lần (mỗi lần gia hạn tối đa 60 tháng).
3. Điều kiện để sử dụng lao động cho thuê lại
Căn cứ vào khoản 2 Điều 53 Bộ luật lao động 2019 quy định bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
Bên cạnh đó, bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau:
Lưu ý: Bên thuê lại lao động không được chuyển NLĐ thuê lại cho NSDLĐ khác; không được sử dụng NLĐ thuê lại được cung cấp bởi DN không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
4. Nội dung của hợp đồng cho thuê lại
Điều 55 Bộ luật này quy định hợp đông lao động cho thuê lại có những nội dung chủ yếu như sau:
Lưu ý:
- Những quyền và lợi ích của người lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động không được thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Căn cứ pháp lý: