Người lao động luôn là một phần quan trọng và thiết yếu trong quá trình hoạt động, sản xuất. Do đó, DN muốn đạt hiệu quả cao thì phải sở hữu nguồn lao động có sức khỏe tốt. Vậy có bắt buộc DN phải tổ chức khám sức khỏe định kì cho nhân viên hay không? Thời gian khám sức khỏe có được hưởng lương hay không?
>> Có được ký hợp đồng thử việc 02 lần không?
Nguồn: Internet
1. Trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 và Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 có nêu rõ, hằng năm NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe:
- Ít nhất mỗi năm một lần đối với tất cả người lao động (kể cả người đang học nghề, tập nghề).
- Ít nhất 06 tháng một lần đối với:
Lưu ý: Khi khám sức khỏe, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản hay người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ là điều bắt buộc đối với mỗi Doanh nghiệp khi kinh doanh, sản xuất nhằm để đảm bảo sức khỏe của NLĐ trong quá trình làm việc.
2. Mức phạt khi DN không tổ chức khám sức khỏe
Căn cứ vào khoản 2 và 3 Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với NSDLĐ khi có những hành vi sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trường trường hợp NSDLĐ đã tổ chức nhưng NLĐ không muốn khám.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Như vậy, việc khám sức khỏe định kỳ là quyền lợi của NLĐ và cũng là trách nhiệm của NSDLĐ. Do đó, DN cần phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.
3. Thời gian khám sức khỏe có được hưởng lương?
Theo Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian được tính vào thời gian làm việc được hưởng lương có các trường hợp sau:
Theo đó, thời gian khám sức khỏe định kỳ do NSDLĐ yêu cầu sẽ được tính vào thời gian làm việc được hưởng lương theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý: