Để đảm bảo tốt quá trình làm việc, trước khi ký hợp đồng lao động, DN sẽ yêu cầu NLĐ có khoảng thời gian để thử việc. Vậy thời gian thử việc sẽ kéo dài trong bao lâu? Được ký kết hợp đồng thử việc nhiều lần hay không?
>> Hướng dẫn thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp
Nguồn: Internet
1. Quy định về hợp đồng thử việc
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Theo quy định, trước khi nhận lao động mới vào làm việc thì phải NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ với NLĐ.
Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật lao động 2019 quy định “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”
Nội dung chủ yếu của hợp đồn thử việc bao gồm:
Theo đó, nội dung hợp đồng sẽ không bao gồm các khoản như: chế độ nâng bậc, nâng lương, các loại BHXH,…
Lưu ý: Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
2. Doanh nghiệp có được yêu cầu NLĐ ký hợp đồng thử việc 02 lần hay không?
Theo Điều 25 Bộ luật này quy định thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
Bên cạnh đó, tiền lương thử việc của NLĐ cũng phải do 02 bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, NSDLĐ phải thông báo kết quả thử việc cho NLĐ.
- Trường hợp thử việc đạt yêu cầu:
Nếu hợp đồng được ký kết trước đó là hợp đồng lao động (thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động) thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với NLĐ. Nếu hợp đồng được ký kết trước đó là hợp đồng thử việc thì NSDLĐ và NLĐ sẽ ký kết với nhau hợp đồng lao động, xác lập mối quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động chính thức.
- Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, NSDLĐ chỉ được yêu cầu NLĐ thử việc 01 lần đối với mỗi một công việc. Tuy nhiên pháp luật không cấm thử việc nhiều lần đối với nhiều công việc khác nhau tại một DN. Do đó, NLĐ có thể ký một hợp đồng thử việc khác cho một công việc khác theo thỏa thuận giữa hai bên nhưng đảm bảo về mặt thời gian thử việc tối đa với tính chất mỗi loại công việc phù hợp.
3. Xử phạt khi DN kéo dài thời gian thử việc
Đối với mỗi công việc sẽ có một khoảng thời gian thử việc nhất định, nếu DN không thực hiện đúng thời gian mà pháp luật quy định đối với lao động thử việc, thì DN sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ pháp lý: