Có phải Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động để phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới? Có nội dung nào nổi bật? – Quang Dũng (Hải Dương).
>> Danh mục 414 thuốc sản xuất trong nước được cấp giấy đăng ký lưu hành (Đợt 196)
>> Danh mục thuốc có giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng theo Nghị quyết 80/2023/QH15
Ngày 09/05/2024, Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kì mới kèm theo Nghị quyết 66/NQ-CP. Theo đó, có những mục tiêu sau đây:
- Có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phủ đô la Mỹ thế giới, 05 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.
- Có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, trong đó hình thành và phát triển nhiều doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn kinh tế mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh ngành, lĩnh vực quan trọng của nên kinh tế.
- Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65 - 70% GDP cả nước, khoảng 32 - 38% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98 - 99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; tỷ lệ doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu trong tổng số doanh nghiệp đạt khoảng 10%.
- Khoảng 65 - 70% chủ doanh nghiệp có trình độ đại học trở lên.
- Khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ.
- Có ít nhất 70 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỷ USD, 120 doanh nghiệp có doanh thu thuần đạt trên 1 tỷ USD và 100 doanh nghiệp đạt lợi nhuận trước thuế trên 100 triệu USD.
- Số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới tăng 10% mỗi năm.
Đến năm 2024, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau đây:
- Một số doanh nhân làm chủ các tập đoàn có khả năng dẫn dắt các chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, tiến tới hình thành một số chuỗi giá trị củaViệt Nam trong các ngành ưu tiên, có thế mạnh của đất nước.
- Hình thành và phát triên đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín trong khu vực và quốc tế.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Ảnh từ Internet)
Cũng theo Nghị quyết 66/NQ-CP, để đạt được chỉ tiêu của việc xây dựng, phát huy vai trò của doanh nhân Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tinh, thành phố trực thuộc trung ương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp cần tiếp tục thể chế hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, cống hiến.
- Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
- Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Tăng cường sự đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức.
- Phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nhân nhỏ và vừa Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam.