Cho tôi hỏi mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần cho người lao động trong năm 2024 được xác định như thế nào? – Ngọc Bích (Quảng Nam).
>> Số tổng đài tư vấn, chăm sóc của bảo hiểm xã hội là 19009068
>> Các trường hợp thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng 2024
Trong năm 2024, mức bình quân tiền lương đóng BHXH tính lương hưu, trợ cấp một lần được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể được PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP giải đáp như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
- Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn thi hành 2023
Mức bình quân tiền lương đóng BHXH tính lương hưu, trợ cấp một lần 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Mục 1.1 bài viết này.
(Theo khoản 3 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể theo Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
(i) Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại đoạn (ii) Mục này.
(ii) Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Điều 15. Quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động – Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các quyền sau đây: a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. 2. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động; b) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; c) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. |