Tôi đang xây dựng quy trình xử lý kỷ luật lao động cho công ty. Nên cần mẫu biên bản vi phạm kỷ lý kỷ luật để đính kèm quy trình xử lý kỷ luật lao động – Minh Tâm (Hà Nội).
>> Mẫu bảng đánh giá người lao động định kỳ hàng tháng năm 2023
>> Mẫu đơn xin nghỉ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5/2023 nhiều ngày hơn quy định
Mẫu biên bản vi phạm kỷ luật lao động năm 2023 khi người lao động vi phạm và hướng dẫn sử dụng |
CÔNG TY[1] ………………… Số[2] ……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BIÊN BẢN
VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Căn cứ khoản 1 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Nội quy lao động số[3] … ban hành ngày …/…/… của Công ty …………………………., Hợp đồng lao động số[4] … ngày …/…/…, [5]...,
Hồi [6]… giờ … phút, ngày …/…/…
Tại: ...................................................................................................................................................
Chúng tôi gồm[7]:
1. Ông/Bà:……………………………………..Chức vụ................................................
2. Ông/Bà:……………………………………..Chức vụ................................................
Với sự chứng kiến của[8]:
1. Ông/Bà:……………………………………..Chức vụ................................................
2. Ông/Bà:……………………………………..Chức vụ................................................
3. Ông/Bà:……………………………………..Chức vụ................................................
Tiến hành lập biên bản vi phạm kỷ luật lao động đối với:
Ông/Bà[9]:………………………………………Sinh ngày:.............................................
Hiện đang làm việc tại[10]……………………………………….Công ty......................
Nội dung vi phạm[11]:...........................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
(Hành vi vi phạm quy định tại khoản … Điều … của …[12]).
Các tài liệu, chứng cứ kèm theo[13]:....................................................................................
Ý kiến của người vi phạm[14]:..............................................................................................
Ý kiến của người chứng kiến[15]: .......................................................................................
Biên bản được lập xong vào…giờ…phút cùng ngày.
Những người chứng kiến (ký và ghi rõ họ tên)
………………….. |
Người lập biên bản (ký và ghi rõ họ tên)
………………….. |
Người lao động[16] (ký và ghi rõ họ tên)
………………….. |
[1] Điền tên của Công ty.
[2] Điền số hiệu của biên bản.
[3] Điền số hiệu và ngày ban hành nội quy lao động của Công ty (Lưu ý: Công ty cần đảm bảo Nội quy lao động sử dụng để xử lý kỷ luật người lao động là hợp pháp và còn hiệu lực áp dụng để đảm bảo an toàn pháp lý).
[4] Điền số hiệu hợp đồng lao động của người lao động bị lập biên bản ký với Công ty.
[5] Điền các văn bản căn cứ khác theo quy định của Công ty (Ví dụ: Quy trình xử lý kỷ luật lao động của Công ty).
[6] Điền thời gian lập biên bản.
[7] Điền tên người lập biên bản (Người lập biên bản có thể là Trưởng phòng Nhân sự/Trưởng nhóm/Người quản lý trực tiếp của người lao động theo quy định của từng Công ty).
[8] Điền tên người chứng kiến hành vi vi phạm của người lao động bị lập biên bản.
[9] Điền họ và tên của người lao động vi phạm kỷ luật lao động.
[10] Điền thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).
[11] Người lập biên bản cần mô tả rõ hành vi vi phạm của người lao động và các thiệt hại (nếu có) để làm căn cứ xử lý kỷ luật lao động.
[12] Ghi rõ điều khoản vi phạm theo Nội quy lao động, hoặc/và Hợp đồng lao động, hoặc/và pháp luật lao động (Ví dụ: Hành vi trộm cắp được quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019).
[13] Ghi rõ các tài liệu, chứng cứ thu thập được để chứng minh hành vi vi phạm và các thiệt hại (nếu có).
[14] Ghi ý kiến của người lao động (Ví dụ: Tôi thừa nhận hành vi vi phạm của mình hoặc Tôi không vi phạm). Nếu người lao động không cho ý kiến thì người viết biên bản ghi “Không nêu ý kiến”.
[15] Ghi rõ ý kiến của (các) người làm chứng.
[16] Người lao động vi phạm kỷ luật lao động ký và ghi rõ họ tên. Trường hợp người lao động không ký thì người viết biên bản cần ghi rõ “Người lao động có mặt tại thời điểm lập biên bản, đã đọc biên bản, nhưng không ký vào biên bản”.
Mẫu biên bản vi phạm kỷ luật lao động năm 2023 khi người lao động vi phạm (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hiện nay, thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP gồm 04 bước cơ bản sau đây:
(i) Lập biên bản vi phạm kỷ luật lao động, thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động (PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP đã có file tải về mẫu biên bản vi phạm kỷ luật lao động năm 2023 tại mục 1).
(ii) Thông báo họp xử lý kỷ luật lao động
(iii) Họp xử lý kỷ luật lao động
(iv) Ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động.
Lưu ý: Xem chi tiết nội dung các bước trên tại bài viết: Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động năm 2023 được quy định thế nào?
Trường hợp công ty chứng minh được người lao động có hành vi phạm kỷ luật lao động nhưng không thực hiện đúng trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật theo Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì việc xử lý kỷ luật lao động là trái luật.
Khi người lao động khiếu nại/khởi kiện về quyết định xử lý lao động được ban hành sai trình tự, thủ tục luật định thì công ty phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động/quy trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật.
Nếu công ty xử lý kỷ luật sa thải nhưng sai trình tự, thủ tục theo quy định, thì theo Điều 73 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Điều 41 Bộ luật Lao động 2019, công ty phải nhận người lao động trở lại làm việc, phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm cho người lao động trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động (Xem đầy đủ các trách nhiệm của công ty trong trường hợp này tại công việc pháp lý: Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật).
>> Để xử lý kỷ luật lao động đúng luật, công ty xem bài viết: 05 điều doanh nghiệp cần biết để xử lý kỷ luật lao động đúng luật.