Hiện nay, mẫu báo cáo công tác an toàn - vệ sinh lao động của doanh nghiệp được thực hiện theo văn bản nào? Hướng dẫn giúp tôi cách sử dụng mẫu này? – Hồng Hạnh (Quảng Nam).
>> Mẫu đơn xin chuyển công việc mới phù hợp hơn cho người lao động
>> Mẫu Giấy đề nghị khám giám định cho người lao động năm 2023
Mẫu báo cáo công tác an toàn - vệ sinh lao động của doanh nghiệp và hướng dẫn sử dụng |
PHỤ LỤC II
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
ĐỊA PHƯƠNG: ……………
DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ: ………………..
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố ……………………
BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Năm…………….
Tên[1]: ……………………………………………………………………………………………….....
Ngành nghề sản xuất kinh doanh[2]: ………………………………………………………………..
Loại hình[3]: …………………………………………………………………………………………....
Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý[4]: ………………………………………………………………
Địa chỉ: (Số nhà, đường phố, quận, huyện, thị xã) ……………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………….....
TT |
Các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo |
ĐVT |
Số liệu |
A |
Báo cáo chung |
||
1 |
Lao động |
||
1.1. Tổng số lao động |
Người |
||
- Trong đó: + Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động |
Người |
||
+ Người làm công tác y tế |
Người |
||
+ Lao động nữ |
Người |
||
+ Lao động làm việc trong Điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều kiện lao động loại IV, V, VI) |
Người |
||
+ Lao động là người chưa thành niên |
Người |
||
+ Người dưới 15 tuổi |
Người |
||
+ Người khuyết tật |
Người |
||
+ Lao động là người cao tuổi |
Người |
||
2 |
Tai nạn lao động |
||
- Tổng số vụ tai nạn lao động |
Vụ |
||
+ Trong đó, số vụ có người chết |
Vụ |
||
- Tổng số người bị tai nạn lao động |
Người |
||
+ Trong đó, số người chết vì tai nạn lao động |
Người |
||
- Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp ...) |
Triệu đồng |
||
- Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền) |
Triệu đồng |
||
- Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động |
Ngày |
||
3 |
Bệnh nghề nghiệp |
||
- Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp cộng dồn tại thời diểm báo cáo |
Người |
||
Trong đó, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp |
Người |
||
- Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệp |
Ngày |
||
- Số người phải nghỉ trước tuổi hưu vì bệnh nghề nghiệp |
Người |
||
- Tổng chi phí cho người bị bệnh nghề nghiệp phát sinh trong năm (Các Khoản chi không tính trong kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động như: Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp ...) |
Triệu đồng |
||
4 |
Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động |
||
+ Loại I |
Người |
||
+ Loại II |
Người |
||
+ Loại III |
Người |
||
+ Loại IV |
Người |
||
+ Loại V |
Người |
||
5 |
Huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động |
||
a) Tổng số người nhóm 1 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 1 hiện có |
Người/ người |
||
b) Tổng số người nhóm 2 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 2 hiện có |
Người/ người |
||
c) Tổng số người nhóm 3 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 3 hiện có |
Người/ người |
||
Trong đó: - Tự huấn luyện |
Người |
||
- Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện |
Người |
||
d) Tổng số người nhóm 4 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 4 hiện có |
Người/ người |
||
đ) Tổng số người nhóm 5 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 5 hiện có |
Người/ người |
||
e) Tổng số người nhóm 6 được huấn luyện/tổng số người nhóm 6 hiện có |
Người/ người |
||
g) Tổng chi phí huấn luyện |
Triệu đồng |
||
6 |
Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động[5] |
||
- Tổng số |
Cái |
||
- Trong đó: + Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ đang được sử dụng |
Cái |
||
+ Số đã được kiểm định |
Cái |
||
+ Số chưa được kiểm định |
Cái |
||
+ Số đã được khai báo |
Cái |
||
+ Số chưa được khai báo |
Cái |
||
7 |
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi |
||
- Tổng số người làm thêm trong năm |
Người |
||
- Tổng số giờ làm thêm trong năm |
Giờ |
||
- Số giờ làm thêm cao nhất trong 01 tháng |
Giờ |
||
8 |
Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật[6] |
||
- Tổng số người |
Người |
||
- Tổng chi phí (Chi phí này nằm trong Chi phí chăm sóc sức khỏe nêu tại Điểm 10) |
Triệu đồng |
||
9 |
Tình hình quan trắc môi trường lao động |
||
- Số mẫu quan trắc môi trường lao động |
Mẫu |
||
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn |
Mẫu |
||
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo + Nhiệt độ + Bụi + Ồn + Rung + Hơi khí độc + ... |
Mẫu/mẫu |
||
10 |
Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động |
||
- Các biện pháp kỹ thuật an toàn |
Triệu đồng |
||
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh |
Triệu đồng |
||
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân |
Triệu đồng |
||
- Chăm sóc sức khỏe người lao động |
Triệu đồng |
||
- Tuyên truyền, huấn luyện |
Triệu đồng |
||
- Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động[7] |
Triệu đồng |
||
- Chi khác |
Triệu đồng |
||
11 |
Tổ chức cung cấp dịch vụ: a) Dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động được thuê theo quy định tại khoản 5 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê) |
Tên tổ chức |
|
b) Dịch vụ về y tế được thuê theo quy định tại khoản 5 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê) |
Tên tổ chức |
||
12 |
Thời điểm tổ chức tiến hành đánh giá định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động |
Tháng, năm |
|
13 |
Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP[8] |
Có/Không |
|
Nếu có đánh giá thì: a) Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện trong kỳ đánh giá |
Yếu tố |
||
b) Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được cải thiện trong năm |
Yếu tố |
B |
Kết quả đánh giá lần đầu nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh[9] (nếu có) |
||||
TT |
Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện |
Mức độ nghiêm trọng |
Biện pháp phòng,chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại |
Người/ bộ phận thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại |
Thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại |
1 |
|||||
2 |
|
….., ngày ... tháng ... năm 2023 |
[1] Điền tên doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
[2] Điền ngành nghề kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
[3] Điền loại hình cụ thể theo đối tượng áp dụng của Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, cụ thể:
- Doanh nghiệp nhà nước.
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài.
- Công ty hợp danh.
- Hợp tác xã ...
- Khác
[4] Điền cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý:
- Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty.
- Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty.
- Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương.
- Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.
[5] Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là máy, thiết bị, vật tư, chất trong điều kiện lưu giữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng hợp lý, đúng mục đích và đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng trong quá trình lao động, sản xuất vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người.
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH.
(Căn cứ quy định tại Điều 28 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
[6] Việc bồi dưỡng bằng hiện vật được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 sau đây:
- Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể.
- Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
- Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.
[7] Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động.
(Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
[8] Việc đánh giá hiệu quả biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:
- Việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
- Kết quả cải thiện Điều kiện lao động.
(Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP).
[9] Doanh nghiệp ghi các tiêu chí tại Phần B này nếu tiến hành đánh giá toàn diện nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Mẫu báo cáo công tác an toàn - vệ sinh lao động của doanh nghiệp
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II (nêu tại mục 1) ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH. Báo cáo phải gửi trước ngày 10/01 của năm sau.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH trước ngày 25/01 hằng năm.
Quý khách xem chi tiết [tại đây].