Cho tôi hỏi, khi tiến hành khai quyết toán phí thì sử dụng mẫu nào? Tổ chức thu phí có trách nhiệm gì? – Minh Sơn (Long An).
>> Mẫu 02/PBVMT tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường 2022 (với hoạt động khai thác khoáng sản)
>> Mẫu 02/TK-SDDPNN tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2023
Mẫu 02/PH tờ khai quyết toán phí năm 2022 (còn hiệu lực) |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI QUYẾT TOÁN PHÍ
[01] Kỳ tính thuế[1]: Năm …….....
[02] Lần đầu[2]: [03] Bổ sung lần thứ:…
[04] Người nộp thuế[3]:..................................................................................................
[05] Mã số thuế[4]:
[06] Đại lý thuế (nếu có):.............................................................................................
[07] Mã số thuế:
[08] Hợp đồng đại lý thuế: Số:..................................... ngày .......................................
STT |
Loại phí |
Đơn vị tiền |
Số tiền phí thu được |
Tỷ lệ trích để lại theo chế độ (%) |
Số tiền phí trích để lại theo chế độ |
Số tiền phí phải nộp Ngân sách Nhà nước |
Số tiền phí đã kê khai trong kỳ |
Chênh lệch giữa số quyết toán và kê khai |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5)[5] |
(6)[6] |
(7) = (4) - (6) |
(8)[7] |
(9)=(7)-(8) |
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng (theo đơn vị tiền): |
|
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Họ và tên:............................. Chứng chỉ hành nghề số:...... |
..., ngày....... tháng....... năm 2023 NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ (Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)/Ký điện tử) |
[1] Điền năm quyết toán phí.
[2] Đánh dấu X vào ô nếu người nộp phí quyết toán phí lần đầu trong kỳ tính thuế hoặc điền vào chỉ tiêu [03] số lần khai bổ sung nếu người nộp phí có khai bổ sung.
[3] Điền tên của người nộp thuế.
[4] Điền mã số thuế của người nộp thuế.
[5] Theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP, việc thực hiện tỷ lệ trích để lại được quy định như sau:
- Các đối tượng được khấu trừ tỷ lệ trích để lại là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí, bao gồm các cơ quan sau:
+ Cơ quan thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
+ Cơ quan công an, quốc phòng được giao cung cấp dịch vụ, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí theo quy định của Luật phí và lệ phí.
- Tỷ lệ trích để lại được xác định như sau:
Tỷ lệ để lại (%) |
= |
Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí |
x 100 |
Dự toán cả năm về phí thu được |
Trong đó:
+ Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định;
+ Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm;
+ Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề;
+ Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.
[6] Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.
[7] Điền số tiền phí đã thực hiện việc kê khai phí.
Mẫu 02/PH tờ khai quyết toán phí năm 2022 (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Theo điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2016/NĐ-CP, việc quyết toán phí được thực hiện như sau: tổ chức thu phí thực hiện việc quyết toán năm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và nộp tiền phí phải nộp vào ngân sách nhà nước, sau khi trừ số tiền phí được để lại.
Theo quy định tại Điều 14 Luật Phí và lệ phí 2015, khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2016/NĐ-CP, tổ chức thu phí phải thực hiện các trách nhiệm sau:
- Niêm yết công khai tại địa điểm thu và công khai trên Trang thông tin điện tử của tổ chức thu phí về tên phí, mức thu, phương thức thu, đối tượng nộp, miễn, giảm và văn bản quy định thu phí, lệ phí;
- Lập và cấp chứng từ thu cho người nộp phí theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chế độ kế toán; định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí; thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật;
- Hạch toán riêng từng loại phí;
- Báo cáo tình hình thu, nộp, quản lý, sử dụng phí;
- Xây dựng đề án thu phí; trình bộ quản lý chuyên ngành (đối với các khoản phí thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính), sở quản lý chuyên ngành (đối với các khoản phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh). Theo đó, đề án thu phí gồm: phương thức cung cấp dịch vụ, thu phí; dự kiến mức thu, căn cứ xây dựng mức thu; đối tượng chịu phí; miễn, giảm phí; dự toán thu, chi; tỷ lệ để lại; đánh giá khả năng đóng góp của người nộp phí; hiệu quả thu phí.