Năm 2023, pháp luật quy định những yếu tố nào là căn cứ đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể? – Vũ Yến (Đắk Lắk).
>> Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong năm 2023?
>> Trách nhiệm cung cấp thông tin của các bên khi nhượng quyền thương mại năm 2023 là như thế nào?
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào một số yếu tố sau:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP sau đây:
Diễn biến, xu hướng thay đổi mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được đánh giá trong tương quan với các doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận.
Việc đánh giá khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể năm 2023 được quy định thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP, thì rào cản gia nhập, mở rộng thị trường được đánh giá để xác định tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp khi gia nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.
Theo điểm c khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ được đánh giá để xác định tác động hoặc khả năng gây tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với mục tiêu nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc nâng cao năng lực công nghệ trong ngành và lĩnh vực liên quan.
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và điểm d khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thì giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu được đánh giá căn cứ vào mức độ thiết yếu của cơ sở hạ tầng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và chi phí, thời gian để các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận có thể tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng đó hoặc cơ sở hạ tầng tương tự.
Theo điểm đ khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và điểm đ khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác được xác định bằng việc so sánh chi phí, thời gian cần thiết của khách hàng khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trước và sau khi có thỏa thuận.
Căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và điểm e khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thì gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được xác định dựa trên mức độ chi phối của các yếu tố đặc thù đó đối với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây ra hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP sau:
- Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 5%;
- Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh & các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, khi thị phần của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 15%.
>> Xem thêm bài viết liên quan:
>> Năm 2023, trường hợp nào phải chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài?
>> Việc xác định thị trường liên quan năm 2023 được quy định thế nào?