Thẻ BHYT là căn cứ quan trọng để người dân tham gia khám, chữa bệnh và hưởng quyền lợi nên khi bị mất sẽ rất bất tiện. Vậy trong trường hợp nào được cấp lại thẻ, thủ tục cấp lại thẻ được quy định như thế nào?
>> Giới hạn mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2022
>> Quy trình giám định bảo hiểm y tế tại cơ quan BHXH
Theo Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp bị mất như sau:
Theo quy định trên, trong trường hợp bị mất thẻ BHYT, chỉ cần có đơn đề nghị cấp lại thẻ gửi cơ quan BHXH, người bị mất thẻ BHYT sẽ được cấp lại thẻ.Trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, người có thẻ vẫn được hưởng các quyền lợi của Bảo hiểm y tế.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định việc cấp lại thẻ BHYT như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ để thực hiện cấp lại thẻ BHYT bao gồm:
Người tham gia BHYT chuẩn bị: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
Người sử dụng lao động chuẩn bị: Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên, bạn thực hiện nộp hồ sơ tại:
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia. Trong 7 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của mọi người khoản 2 Điều 30 Quyết định 595 có hiệu lực từ ngày 01/5/2017 nêu rõ thời hạn cấp thẻ BHYT:
Vậy khi người tham gia BHYT có thể được cấp lại thẻ ngay trong ngày nộp đủ hồ sơ nếu thông tin không thay đổi.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
Như vậy, trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, người tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh cần xuất trình giấy hẹn kết quả cấp lại thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân như: Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, Sổ Hộ chiếu, đồng thời người bệnh vẫn được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi mức hưởng theo quy định.
Trên đây là bài viết về Mất thẻ BHYT thì cấp lại như thế nào? . Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.