Nhiều nhân viên muốn ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) đối với tiền lương cho công ty, vậy công ty cần lưu ý gì khi quyết toán thuế TNCN? – Như Ý (Sơn La).
>> Lưu ý về việc ủy quyền quyết toán thuế TNCN 2024 với tiền lương, tiền công
>> Quy định nộp tờ khai thuế TNCN 2024 theo từng lần phát sinh
Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật (căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019).
Hằng năm, doanh nghiệp trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN thay cho người lao động theo ủy quyền của người này (không phân biệt trong năm có phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế TNCN).
Cụ thể, doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế TNCN 2024 đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thay cho người lao động cần lưu ý:
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Các cây công việc pháp lý bên trên được xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành và cập nhật liên tục quy định mới (nếu có).
File Excel tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và tiền thưởng 2024 |
Lưu ý về việc quyết toán thuế TNCN 2024 với tiền lương, tiền công (quyết toán hàng năm)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo điểm e khoản 2 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC và điểm n khoản 4 Điều 87 Thông tư 80/2021/TT-BTC, nguyên tắc quyết toán thuế TNCN đối với một số trường hợp được quy định như sau:
- Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
+ Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.
+ Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Số thuế còn phải nộp trong năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:
Số thuế còn phải nộp năm tính thuế thứ 2 |
= |
Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2 |
- |
Số thuế tính trùng được trừ |
Trong đó:
Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2 |
= |
Thu nhập tính thuế của năm tính thuế thứ 2 |
x |
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân theo Biểu lũy tiến từng phần |
Số thuế tính trùng được trừ |
= |
Số thuế phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất |
x |
Số tháng tính trùng |
12 |
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế - Luật Quản lý thuế 2019 1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế. 2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế. 3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế. 4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp. 5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ. 6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật. 7. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn. 8. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế. |