Trường hợp người lao động ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công cần phải lưu ý những vấn đề gì? – Mỹ Hạnh (Hà Nội).
>> Quy định nộp tờ khai thuế TNCN 2024 theo từng lần phát sinh
>> Quy định về nộp tờ khai thuế TNCN 2024 hàng tháng hoặc quý
Trong trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho doanh nghiệp trả thu nhập để quyết toán thuế thu nhập cá nhân (sau đây viết tắt là thuế TNCN) thay cho mình thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Các cây công việc pháp lý bên trên được xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành và cập nhật liên tục quy định mới (nếu có).
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời]
Lưu ý về việc ủy quyền quyết toán thuế TNCN 2024 với tiền lương, tiền công (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại điểm a, b khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn quyết toán thuế TNCN được quy định như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp trả thu nhập quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân theo ủy quyền: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
- Trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Điều 138. Đại diện theo ủy quyền - Bộ luật Dân sự 2015 1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. 3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Điều 140. Thời hạn đại diện - Bộ luật Dân sự 2015 1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau: a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó; b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện. 3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây: a) Theo thỏa thuận; b) Thời hạn ủy quyền đã hết; c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành; d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền; đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này; g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được. … |