Hiện nay, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm những văn bản hướng dẫn nào còn hiệu lực thi hành? – Hồng Ngọc (Bến Tre).
>> 09 công việc về nhân sự, kế toán cần làm trong tháng 01/2023
>> Những lưu ý quan trọng về thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2023
Tính đến thời điểm hiện tại, đang áp dụng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cùng các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (còn hiệu lực thi hành) sau đây:
1. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009).
2. Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014).
3. Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015).
4. Luật Đầu tư 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021).
5. Luật Dầu khí 2022 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2023).
File word Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn mới nhất (Ảnh minh họa)
6. Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2014). [Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 91/2014/NĐ-CP, Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Nghị định 146/2017/NĐ-CP, Nghị định 57/2021/NĐ-CP].
7. Thông tư 55/2010/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đài truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình tỉnh, thành phố (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/05/2010).
8. Thông tư 150/2010/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ quan báo chí (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/11/2010).
9. Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/08/2014). [Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC, Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC, Thông tư 130/2016/TT-BTC, Thông tư 25/2018/TT-BTC].
Điều 3. Thu nhập chịu thuế - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam thì đối với các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. |