Hiện nay, đang áp dụng Luật Kế toán năm nào? Và có những văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn Luật kế toán mới nhất đang còn hiệu lực thi hành? – Xuân Sơn (Thanh Hóa).
>> Công thức tính thuế TNCN 2024 từ tiền lương, tiền công
>> Quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán 2024
Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Luật Kế toán bao gồm những văn bản sau đây:
THÔNG BÁO Đã có Toàn văn File word Luật Kế toán 2015 và văn bản hướng dẫn (cập nhật ngày 26/04/2024) |
1. Luật Kế toán 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Quản lý thuế 2019).
Toàn văn File Word Luật Kế toán và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (cập nhật ngày 12/12/2023) |
Toàn văn File Word Luật Kế toán và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (cập nhật ngày 12/12/2023)
2. Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 151/2018/NĐ-CP).
3. Nghị định 25/2017/NĐ-CP về báo cáo tài chính Nhà nước
4. Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP).
5. Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ.
6. Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 41/2022/NĐ-CP).
7. Thông tư 292/2016/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 44/2019/TT-BTC, Thông tư 39/2020/TT-BTC).
8. Thông tư 296/2016/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 44/2019/TT-BTC, Thông tư 43/2023/TT-BTC).
9. Thông tư 297/2016/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2020/TT-BTC, Thông tư 43/2023/TT-BTC).
10. Thông tư 91/2017/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 43/2023/TT-BTC).
12. Thông tư 133/2018/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2021/TT-BTC).
Điều 5. Yêu cầu kế toán – Luật Kế toán 2015 1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính. 2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán. 3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. 4. Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. 5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước. 6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được. Điều 6. Nguyên tắc kế toán – Luật Kế toán 2015 1. Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính. 2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính. 3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. 4. Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này. 5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. 6. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch. 7. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước. |