Lao động dưới 18 tuổi là lao động chưa thành niên, đang trong độ tuổi phát triển về trí tuệ, thể lực mà vẫn phải lao động. Vì vậy pháp luật sẽ có những quy định đặc thù đối với đối tượng này.
>> Năm 2022, khi nào người lao động được nghỉ không lương?
>> Mức lương thử việc tối thiểu năm 2022
Theo Điều 143 Bộ luật lao động 2019 quy định lao động chưa thành niên bao gồm:
Có thể thấy, tùy theo từng độ tuổi mà lao động chưa thành niên có thể làm những công việc khác nhau, cụ thể theo Điều 147 Bộ luật quy định:
- Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
- Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
Đối với vấn đề giao kết hợp đồng lao động đối với lao động dưới 18 tuổi được quy định tại khoản 4 Điều 18 Bộ luật lao động như sau:
Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
…
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
Như vậy, vấn đề giao kết hợp đồng với lao động chưa thành niên được chia thành 02 trường hợp như sau :
- Trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người lao động có thể trực tiếp ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nhưng phải có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
- Trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi, người sử dụng lao động sẽ ký hợp đồng lao động với cả người lao động và người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định đối với việc giao kết HĐLĐ như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
…
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
Ngoài ra, Điều 29 Nghị định này vẫn có những mức xử phạt riêng khi doanh nghiệp vi phạm trong việc sử dụng lao động dưới 18 tuổi, cụ thể:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trên là mức phạt đối với NSDLĐ là cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
CCPL: Bộ luật lao động 2019