Luật Kinh bảo hiểm 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, vậy những thay đổi cần lưu ý đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là gì? – Huyền Thương (Bình Định).
>> Năm 2023 sẽ thanh tra và xử lý nghiêm sai phạm về đóng bảo hiểm xã hội
>> Các công việc pháp lý về bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động
Từ ngày 01/01/2023, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe có một số thay đổi đáng kể như sau:
Căn cứ Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, khi giao kết và thực hiện bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải tuân thủ nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau;
- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định;
- Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng;
- Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
Lưu ý: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe không áp dụng nguyên tắc thế quyền, tức là doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm.
Điểm mới đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe cần lưu ý
Hậu quả pháp lý khi một trong hai bên của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe vi phạm trách nhiệm cung cấp thông tin đã có sự thay đổi kể từ ngày 01/01/2023:
|
||
Hành vi vi phạm trách nhiệm cung cấp thông tin |
Cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm hoặc để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm |
|
Hậu quả pháp lý |
Đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm |
Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm |
Trách nhiệm của các bên |
- Doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật. - Bên mua bảo hiểm vi phạm thì sẽ bị thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng |
- Doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm ngoài việc phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có) thì còn phải hoàn lại toàn bộ phí bảo hiểm mà người mua bảo hiểm đã đóng. - Bên mua bảo hiểm vi phạm sẽ không được bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhưng sẽ được hoàn lại phí bảo hiểm sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý (nếu có). |
Khi thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm, thay vì một trong các bên chỉ có quyền yêu cầu thay đổi mức phí bảo hiểm thì kể từ ngày 01/01/2023 đã có sự thay đổi đáng kể như sau:
Trường hợp 1: Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thực hiện một trong các nội dung sau:
- Tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng;
- Giảm số tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng;
- Rút ngắn thời hạn bảo hiểm;
- Thu hẹp phạm vi bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng.
Trường hợp 2: Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong các nội dung sau:
- Giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng;
- Tăng số tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng;
- Kéo dài thời hạn bảo hiểm;
- Mở rộng phạm vi bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng.
(Căn cứ Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022)
Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã bổ sung thêm nhiều trường hợp mà hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu. – Xem chi tiết tại: Từ năm 2023, thêm trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu
Căn cứ quy định tại Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, 02 trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe được bổ sung gồm:
- Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm;
- Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
>> Xem chi tiết tại: 05 trường hợp không bồi thường tiền bảo hiểm nhân thọ từ năm 2023