Tại dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế mới nhất ngày 12/8/2024 đề xuất mở rộng đối tượng doanh nghiệp phải đóng BHYT cho người lao động.
>> Luật Bảo hiểm xã hội mới: 03 trường hợp chấm dứt việc hưởng lương hưu
>> Trách nhiệm các đơn vị đối với hoạt động của Zalo BHXH Việt Nam
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13) và khoản 5 Điều 1 Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế, nhóm đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng có sự thay đổi cụ thể như sau:
STT |
Luật Bảo hiểm y tế hiện hành |
Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế |
1 |
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. |
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. |
2 |
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên. |
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Lưu ý: Kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên. Trừ hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động |
3 |
Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương. |
Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã 2023có hưởng tiền lương. |
4 |
Cán bộ, công chức, viên chức. |
Cán bộ, công chức, viên chức |
5 |
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật |
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật |
6 |
Không quy định |
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Trừ các trường hợp: - Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. -Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019. - Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. |
7 |
Không quy định |
Người lao động quy định tại STT 1, 2, 3, 4 làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. |
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
File Excel tính tiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động |
Đề xuất mở rộng đối tượng doanh nghiệp phải đóng BHYT cho người lao động
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Xem chi tiết tại bài viết: Đề xuất đóng BHYT theo HĐLĐ đầu tiên trong trường hợp NLĐ làm việc ở nhiều nơi
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13), khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến) mức hưởng bảo hiểm y tế là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
>> Xem chi tiết tại bài viết: Người lao động có quyền lợi gì khi đóng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục?