Dự thảo Luật Công đoàn đề xuất cho phép người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam.
>> Quy định mới về xếp hạng công ty để xác định mức tiền lương cơ bản trong công ty
>> File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024]
Theo Điều 5 Dự thảo Luật Công đoàn về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn có đề xuất hai phương án như sau:
Phương án 1:
(i) Người lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động hoặc lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức Công đoàn Việt Nam.
(ii) Người lao động là người nước ngoài làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền gia nhập và hoạt động trong tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phương án 2:
Người lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động hoặc lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Theo đó Dự thảo Luật Công đoàn đang đề xuất cho phép người lao động động là người nước ngoài làm việc tạiViệt Nam, có quyền tham gia Công đoàn Việt Nam.
Theo quy định hiện hành, người nước ngoài lao động tại Việt Nam không được tham gia vào tổ chức Công đoàn Việt Nam (điểm a khoản 3.2 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020). Tuy nhiên khuyến khích người lao động nước ngoài tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam (Mục 2).
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
Đề xuất cho phép người lao động nước ngoài được tham gia công đoàn
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ điểm b Mục 3.4 Hướng dẫn 03-HD-TLĐ năm 2020, khuyến khích người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam như sau:
- Người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam hình thành các câu lạc bộ để tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động quần chúng, được Công đoàn Việt Nam hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các chương trình từ thiện, các phong trào thi đua do công đoàn phát động.
- Được động viên, thăm hỏi, hỗ trợ khi có khó khăn vướng mắc hoặc khi có đề nghị của công đoàn quốc tế có quan hệ hợp tác với Công đoàn Việt Nam.
Như vậy, người lao động nước ngoài không được gia nhập Công đoàn Việt Nam nhưng được khuyến khích tham gia vào các hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Họ có thể lập câu lạc bộ để tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện và được Công đoàn Việt Nam hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, từ thiện và phong trào thi đua. Ngoài ra, họ sẽ được động viên, thăm hỏi và hỗ trợ khi gặp khó khăn hoặc khi có đề nghị từ công đoàn quốc tế có hợp tác với Công đoàn Việt Nam.
>> Người lao động có được trả lại phí công đoàn khi nghỉ việc không?
>> Người lao động không đóng tiền công đoàn có được không?
>> Tiền hỗ trợ cho người lao động của công đoàn có phải đóng thuế TNCN không?
>> Người lao động được lợi gì khi tham gia công đoàn?
>> Người lao động nước ngoài có phải đóng tiền công đoàn không?
>> Tiền công đoàn sử dụng cho những hoạt động gì?
>> Lao động tự do (Freelancer) có được tham gia công đoàn không?
>> Đề xuất trường hợp doanh nghiệp được miễm, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.
>> Điểm mới về mức kinh phí công đoàn cơ sở được giữ lại theo Dự thảo Luật Công đoàn.
Điều 1. Công đoàn Việt Nam - Dự thảo Luật Công đoàn Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho công nhân, lao động, cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động); chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; giám sát và tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, tham gia các phong trào thi đua, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |