Có rất nhiều trường hợp NLĐ không sử dụng hết phép năm cho nên họ có nhu cầu chuyển những ngày chưa nghỉ hết phép qua năm sau. Vậy có hợp lý và đúng luật hay không?
>> Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
>> Doanh nghiệp không xây dựng thang lương, bảng lương có bị xử phạt?
Nguồn: Internet
1. Có được cộng dồn phép năm hay không?
Theo Bộ luật lao động 2019 quy định:
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Do đó, khi NLĐ làm việc từ đủ 12 tháng trở lên thì sẽ được nghỉ hằng năm với số ngày được quy định như trên. Ngoài ra, NLĐ có thể thỏa thuận với NSDLĐ về việc nghỉ thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định “Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.”
Như vậy, từ năm 2021, chỉ có 02 trường hợp chưa nghỉ hết ngày phép trong năm được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày này với lý do: thôi việc hoặc bị mất việc làm.
Lưu ý: NLĐ chưa nghỉ hết phép năm vẫn tiếp tục làm việc sẽ không được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ mà chỉ thanh toán cho NLĐ khi họ thôi việc hoặc bị mất việc làm. Do đó, hầu hết các DN đều cho phép người lao động sử dụng số ngày phép còn lại của năm trước cho đến hết quý I năm sau, thông thường là 03 tháng đầu của năm kế tiếp để có thể nghỉ hết phép.
2. Cách tính lương những ngày phép chưa nghỉ
Theo khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định “Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.”
Cụ thể, tiền lương ngày phép chưa nghỉ/ chưa nghỉ hết được tính như sau:
Tiền lương ngày phép = Tiền lương theo HĐLĐ tháng trước liền kề : Số ngày làm việc bình thường tháng trước liền kề x Số ngày chưa nghỉ/chưa nghỉ hết.
Ví dụ: Chị C nghỉ việc tại công ty Y từ ngày 01/8/2021. Trong năm 2021, tính đến hết ngày 31/7/2021, chị C có 07 ngày phép nhưng đã nghỉ mất 02 ngày, chị C còn 05 ngày nghỉ phép. Mức lương theo theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động tại thời điểm tháng 7/2021 là 10 triệu đồng/tháng. Trong tháng này, số ngày làm việc bình thường là 22 ngày. Khi nghỉ việc tại công ty Y, chị C sẽ được thanh toán tiền lương chưa nghỉ phép như sau:
10 triệu đồng : 22 ngày làm việc x 5 ngày chưa nghỉ = 2,27 triệu đồng
Căn cứ pháp lý: