Cho tôi hỏi sau khi Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực, cần lưu ý những quy định gì về hợp đồng bảo hiểm? – Bảo Châu (Kon Tum).
>> Các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu năm 2023 theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022
>> Các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm năm 2023
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023), hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Trong đó:
Bên mua bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và đóng phí bảo hiểm (khoản 24 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022).
Doanh nghiệp bảo hiểm: là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe (khoản 17 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022).
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết trong thời gian hoạt động tại Việt Nam (khoản 19 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022).
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô: là tổ chức có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, do các thành viên hoặc tổ chức đại diện thành viên thành lập để triển khai bảo hiểm vi mô không vì mục đích lợi nhuận nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia bảo hiểm trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi tài sản hình thành từ hoạt động bảo hiểm vi mô (khoản 23 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022).
Các quy định chung về hợp đồng bảo hiểm 2023 theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Ảnh minh họa)
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 sau đây:
(1) Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
(2) Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
(3) Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;
(4) Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
(5) Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
9. Thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm năm 2023
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).