Hiện nay, bảo hiểm hưu trí được biết đến là một nguồn thu nhập bổ sung cho người lao động khi hết tuổi lao động. Vậy bảo hiểm hưu trí là gì? Quyền là lợi ích khi tham gia bảo hiểm hưu trí ra sao? Mời quý thành viên cùng tham khảo nội dung dưới đây
>> Hồ sơ, thủ tục hưởng lương hưu của người lao động
>> Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động 2022
Theo Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC định nghĩa bảo hiểm hưu trí như sau:
Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động. Bảo hiểm hưu trí bao gồm 02 loại:
Trường hợp bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (bảo hiểm hưu trí nhóm), bên mua bảo hiểm là NSDLĐ, NLĐ sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm.
Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi nghỉ hưu theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không dưới 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam, trường hợp pháp luật có quy định khác về độ tuổi nghỉ hưu thì thực hiện theo quy định tại văn bản pháp luật đó về độ tuổi nghỉ hưu. (khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2015/TT-BTC).
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về độ tuổi nghỉ hưu hiện nay như sau:
Như vậy, có thể hiểu bảo hiểm hưu trí là một loại bảo hiểm nhân thọ, bổ sung thu nhập và đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi đến độ tuổi nghỉ hưu.
Theo Điều 5 và Điều 6 Thông tư 115/2013/TT-BTC thì người tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện sẽ được hưởng những quyền lợi như sau:
(1) Quyền lợi hưu trí định kỳ:
(2) Quyền lợi bảo hiểm rủi ro: được doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau:
+ Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
+ Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
(3) Quyền lợi bảo hiểm bổ trợ: tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp thêm các quyền lợi bảo hiểm bổ trợ như sau:
Hiện nay, theo Điều 7 Thông tư 115/2013/TT-BTC quy định về phí bảo hiểm hưu trí có thể đóng định kỳ hoặc một lần vào quỹ hưu trí tự nguyện tùy theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm hưu trí.
Ngoài ra, có thể đóng góp thêm phí bảo hiểm (phần góp thêm ngoài khoản phí bảo hiểm định kỳ hoặc một lần đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm) để đầu tư vào quỹ hưu trí tự nguyện.
Trên đây là quy định về Bảo hiểm hưu trí là gì? Nếu còn thắc mắc khác, quý độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: