Sau đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trân trọng gửi đến Quý thành viên 08 vướng mắc thường gặp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
>> Hướng dẫn triển khai thực hiện phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc (Phần II)
>> Hướng dẫn triển khai thực hiện phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc (Phần I)
Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) bao gồm:
(1) Hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 177 BLLĐ 2019.
(2) Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.
(3) Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.
(4) NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
(5) NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(6) NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
(7) Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
(8) NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải.
(9) NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019.
(10) NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019.
(11) NSDLĐ cho NLĐ thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 BLLĐ 2019.
(12) Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
(13) Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong HĐLĐ mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) bao gồm:
Phải dựa vào trường hợp chấm dứt HĐLĐ để xác định người lao động được hưởng Trợ cấp thôi việc hay Trợ cấp mất việc làm. Tuy nhiên, không phải người lao động nào chấm dứt HĐLĐ theo các trường hợp nêu trên thì sẽ chắc chắn được hưởng Trợ cấp thôi việc hay Trợ cấp mất việc làm.
Quý thành viên có thể xem chi tiết tại công việc: Phân biệt Trợ cấp thôi việc và Trợ cấp mất việc làm.
Như đã đề cập ở Phần 1, có nhiều trường hợp chấm dứt HĐLĐ và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp sẽ phát sinh một số trách nhiệm tương ứng.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Những việc doanh nghiệp phải làm khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ Luật Lao động 2019 đối với người lao động và quy định tại Khoản 2 Điều 36 Bộ Luật Lao động 2019 đối với người sử dụng lao động.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Tổng hợp quy định về “Đơn phương chấm dứt HĐLĐ".
Khi doanh nghiệp hoặc người lao động chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, cần lưu ý một số nội dung dưới đây:
Chế độ thai sản khi sinh con đối với lao động nữ không phân biệt lao động nữ đó còn làm việc theo HĐLĐ hay không, mà chỉ cần người lao động đó đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản thì sẽ được hưởng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi lao động nữ chấm dứt HĐLĐ trong thời gian mang thai, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước sinh con.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
Sau khi người lao động nghỉ việc thì thẻ Bảo hiểm Y tế sẽ có giá trị sử dụng đến hết tháng mà doanh nghiệp báo giảm đóng bảo hiểm cho người lao động và người lao động chỉ được sử dụng thẻ BHYT để khám, chữa bệnh trong thời gian này.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Nghỉ việc, thẻ BHYT còn giá trị sử dụng không?
Khi chấm dứt HĐLĐ, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ Bảo hiểm Xã hội và những giấy tờ khác mà doanh nghiệp đã giữ lại của người lao động. Thực tế, vẫn còn doanh nghiệp chậm trễ, thậm chí là không trả lại sổ Bảo hiểm Xã hội cho người lao động dẫn đến việc bị xử phạt vi phạm hành chính.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động thì xử lý thế nào?
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Kim Hằng