Xã hội hóa giáo dục là gì? Ví dụ về xã hội hóa giáo dục? Trưởng ban cơ sở giáo dục đại học làm công việc gì?
Xã hội hóa giáo dục là gì?
Theo Điều 7 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp
1. Đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các hình thức đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức khác, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động đào tạo nghề nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của Chính phủ. Ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý, cho thuê cơ sở vật chất, thiết bị để khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.
3. Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ đào tạo các nghề truyền thống và ngành, nghề ở nông thôn.
4. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm tham gia xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo nghề nghiệp; tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quyền và trách nhiệm trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó có thể hiểu xã hội hóa giáo dục là quá trình huy động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong việc xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của Nhà nước.
- Các yếu tố chính của xã hội hóa giáo dục:
+ Huy động nguồn lực: Động viên các tầng lớp nhân dân, tổ chức kinh tế - xã hội đóng góp tài chính, vật chất và tinh thần cho giáo dục.
+ Phát triển đa dạng các loại hình giáo dục: Tạo điều kiện cho nhiều loại hình giáo dục khác nhau phát triển, từ công lập đến tư thục, từ giáo dục chính quy đến giáo dục thường xuyên.
+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng: Khuyến khích sự tham gia của gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội vào quá trình giáo dục, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
- Vai trò của xã hội hóa giáo dục:
+ Nâng cao chất lượng giáo dục: Huy động các nguồn lực xã hội giúp cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và chất lượng giảng dạy.
+ Tạo sự công bằng trong giáo dục: Đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận giáo dục, không phân biệt giàu nghèo.
+ Phát triển bền vững: Góp phần xây dựng một xã hội học tập, nơi mọi người đều có cơ hội học tập suốt đời.
Một số ví dụ về xã hội hóa giáo dục?
Dưới đây là một số ví dụ về xã hội hóa giáo dục tại Việt Nam:
- Đa dạng hóa các loại hình trường học: Từ cuối những năm 1990, Việt Nam đã cho phép các chủ thể tư nhân mở và điều hành các trường ngoài công lập như trường bán công, dân lập và tư thục. Điều này giúp giảm tải cho hệ thống giáo dục công lập và tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho học sinh và phụ huynh.
- Huy động nguồn lực từ cộng đồng: Nhiều trường học đã nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập và các chương trình giáo dục. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể tài trợ xây dựng thư viện, phòng thí nghiệm hoặc cung cấp học bổng cho học sinh.
- Tham gia của các tổ chức xã hội: Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội khác cũng tham gia vào việc cải thiện chất lượng giáo dục. Họ có thể tổ chức các chương trình đào tạo giáo viên, cung cấp tài liệu học tập hoặc hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
- Giáo dục cộng đồng: Các chương trình giáo dục cộng đồng được triển khai để nâng cao nhận thức và kỹ năng cho người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Các lớp học xóa mù chữ, đào tạo nghề và các khóa học ngắn hạn là những ví dụ điển hình.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Xã hội hóa giáo dục là gì? Ví dụ về xã hội hóa giáo dục? (Hình từ Internet)
Trưởng ban cơ sở giáo dục đại học làm công việc gì?
Theo Mục I hướng dẫn mô tả vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý đại học Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT thì Trưởng ban cơ sở giáo dục đại học có mục tiêu vị trí việc làm: Giúp trưởng đơn vị quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện công việc của đơn vị theo lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trưởng đơn vị về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Trưởng ban cơ sở giáo dục đại học thực hiện các nhiệm vụ, công việc như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
Lãnh đạo, quản lý | 1. Tham gia quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện công việc của đơn vị do trưởng đơn vị phân công hoặc ủy quyền. 2. Tham gia xử lý các công việc đột xuất trong phạm vi công tác được giao; tham gia kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của đơn vị. 3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của bộ phận được phân công phụ trách. | 1. Nắm bắt được tình hình hoạt động chung của đại học và đơn vị; nắm bắt đầy đủ các thông tin về mảng công tác phụ trách; các công việc, nhiệm vụ được giao quản lý hoàn thành đúng quy định, đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả; hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được ủy quyền. 2. Xử lý kịp thời, chính xác và hiệu quả các công việc được giao; công việc của đơn vị được giao phụ trách hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; phát hiện và có biện pháp xử lý, hỗ trợ, báo cáo kịp thời những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. 3. Kế hoạch được xây dựng phù hợp với kế hoạch chung của đơn vị và đại học, có tính khả thi cao và được thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. |
Đảm nhiệm công việc của 01 vị trí việc làm chuyên môn của đơn vị. | Đảm nhiệm công việc của 01 vị trí việc làm chuyên môn của đơn vị. | Đáp ứng được các yêu cầu trong Bản mô tả vị trí việc làm. |
Tham gia hoạt động nghề nghiệp | Giảng dạy, nghiên cứu khoa học,... theo phân công. | Hoàn thành định mức công việc và sản phẩm theo quy định. |
Nhiệm vụ khác | Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của trưởng đơn vị, hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của đại học. | Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của trưởng đơn vị, hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của đại học. |
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
- Bầu cử tại đại hội công đoàn bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong trường hợp nào?
- Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 2025 khi chưa hết thời hạn hợp đồng thế nào?
- Công ty yêu cầu thử việc đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng có bị phạt không?