Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể xử lý hành chính ra sao?
- Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể xử lý hành chính ra sao?
- Ngoài tiền lương, các bên còn có thể lựa chọn nội dung nào để tiến hành thương lượng tập thể?
- Quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp được quy định ra sao?
Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể xử lý hành chính ra sao?
Việc xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể được quy định tại Điều 16 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
(i) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính theo quy định;
(ii) Không trả chi phí cho việc thương lượng; ký kết; sửa đổi, bổ sung; gửi; công bố thỏa ước lao động tập thể;
(iii) Cung cấp thông tin không đúng thời hạn theo quy định hoặc cung cấp thông tin sai lệch về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng theo quy định khi đại diện người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
(iv) Không công bố thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
(i) Không cung cấp thông tin về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng theo quy định khi đại diện người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
(ii) Không bố trí thời gian, địa điểm hoặc các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.
(3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau:
(i) Từ chối thương lượng tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng;
(ii) Thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu;
(iii) Gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
Lưu ý: Mức phạt hành chính nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi vi phạm, đối với người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể xử lý hành chính ra sao? (Hình từ Internet)
Ngoài tiền lương, các bên còn có thể lựa chọn nội dung nào để tiến hành thương lượng tập thể?
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Bộ luật Lao động 2019 thì ngoài tiền lương, các bên thương lượng còn có thể lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành thương lượng tập thể:
- Trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
- Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
- Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
- Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
- Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
- Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
- Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp được quy định ra sao?
Quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp được quy định tại Điều 68 Bộ luật Lao động 2019.
Theo đó, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp có quyền thương lượng tập thể như sau:
(1) Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
(2) Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định tại khoản (1) thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác có thể tham gia thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý.
(3) Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định tại khoản (1) thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại khoản (1).
(4) Chính phủ quy định việc giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền thương lượng tập thể.
- Chỉ thị 01: Cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức, các đơn vị địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn thế nào?
- Chốt tăng lương, nâng bậc lương cho 09 đối tượng trong bảng lương mới theo nguyên tắc nào?
- Chính thức lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Người lao động, cán bộ công chức viên chức được nghỉ thế nào theo Bộ luật Lao động?
- Chốt 02 bảng lương mới công chức viên chức, 03 bảng lương lực lượng vũ trang được xác định mức tiền lương cụ thể căn cứ trên việc mở rộng quan hệ tiền lương ra sao?
- Chính thức lương hưu 2025: Tăng hơn 3500000 đồng cho người lao động nghỉ hưu trước 1995 trong trường hợp đề xuất Chính phủ được chấp nhận, cụ thể ra sao?