Vi phạm pháp luật là gì? Ví dụ về vi phạm pháp luật nói chung trong lĩnh vực lao động nói riêng?
Vi phạm pháp luật là gì?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Đây là một hiện tượng lệch chuẩn xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả xấu cho xã hội.
- Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật:
+ Hành vi của con người: Vi phạm pháp luật phải là hành vi cụ thể của con người, bao gồm hành động hoặc không hành động.
+ Tính trái pháp luật: Hành vi này phải trái với các quy định của pháp luật, tức là làm những điều pháp luật cấm hoặc không làm những điều pháp luật yêu cầu.
+ Có lỗi của chủ thể:
+ Hành vi vi phạm pháp luật phải có lỗi, thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình tại thời điểm thực hiện.
+ Năng lực trách nhiệm pháp lý: Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải có năng lực trách nhiệm pháp lý, tức là đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý và có khả năng nhận thức được hậu quả của hành vi.
- Ví dụ về vi phạm pháp luật:
+ Buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy: Đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, gây nguy hiểm cho xã hội.
+ Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông: Đây là hành vi vi phạm pháp luật giao thông, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
+ Lấn chiếm đất đai: Đây là hành vi vi phạm pháp luật dân sự, xâm phạm quyền sở hữu đất đai của người khác.
Vi phạm pháp luật có thể bị xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Vi phạm pháp luật là gì? Ví dụ về vi phạm pháp luật nói chung trong lĩnh vực lao động nói riêng? (Hình từ Internet)
Ví dụ về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động?
Theo Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì có thể đưa ra các ví dụ về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động như sau:
- Phân biệt đối xử trong lao động.
- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong quan hệ lao động ra sao?
Theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
- Người lao động có các quyền sau đây:
+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Đình công;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?